Top 12 Các Bệnh Trên Tôm Thẻ Chân Trắng Hay Mắc Phải

24 THG02
1133 lượt xem

 

Trong nuôi tôm, vấn đề dịch bệnh luôn được bà con ưu tiên quan tâm hàng đầu. Tôm bệnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất vụ nuôi và gây thiệt hại kinh tế nặng nề cho bà con. Chính vì vậy, việc phòng tránh, nhận biết bệnh và xử lý sớm sẽ giúp bà con giảm thiểu rủi ro, đảm bảo hiệu quả kinh tế.

Trong bài viết này, VFT Group sẽ tổng hợp các bệnh trên tôm thẻ chân trắng, dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh hiệu quả. Mời bà con theo dõi!

Bệnh đốm trắng

Bệnh đốm trắng trên tôm thường rất khó để điều trị
Bệnh đốm trắng trên tôm thường rất khó để điều trị

Bệnh đốm trắng (White spot syndrome – WSS hay White spot disease – WSD) là một trong các bệnh trên tôm. Bệnh xuất hiện ở hầu hết các ao tôm và thường gặp nhất ở các loài tôm he (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm thẻ trắng Đại Tây Dương, tôm vằn, tôm vỏ đỏ, tôm rảo, tôm he Ấn Độ,…). Bệnh thường xuất hiện vào mùa lạnh đặc biệt vào cuối năm ở nước ta và hầu như không bao giờ xuất hiện vào mùa hè.

Tôm dễ nhiễm bệnh sau thả nuôi 1 – 2 tháng. Lưu ý là bệnh có khả năng lây lan nhanh cho cả ao nuôi với tỷ lệ chết rất cao, có thể gây chết toàn bộ trong khoảng 7 – 10 ngày. Do đó mà bà con cần kiểm tra thường xuyên, để kịp thời xử lý nếu phát hiện có tôm nhiễm bệnh trong ao.

—> Xem chi tiết: Bệnh đốm trắng trên tôm

1.1 Biểu hiện: 

  • Khi tôm bệnh, nếu quan sát sẽ thấy xuất hiện các đốm màu trắng hoặc có màu vàng nhạt trên vỏ với đường kính khoảng 2 – 3mm. Các đốm này xuất hiện nhiều ở vỏ đầu ức, đốt bụng cuối cùng.
  • Nhiều trường hợp vỏ tôm chưa có đốm trắng đã chết, là khi bệnh cấp tính độc lực mạnh, diễn biến bệnh nhanh. Tôm nhỏ hơn 1 tháng bị đỏ thân chết chưa kịp xuất hiện đốm trắng.
  • Tôm bị bệnh đốm trắng còn có biểu hiện bỏ ăn hoặc bơi chậm, bơi nghiêng, bơi gần bề mặt nước hoặc dạt vào bờ. Đối với tôm thẻ còn có biểu hiện rớt đáy rải rác.

1.2 Nguyên nhân gây bệnh:

  • Do Virus WSSV (White spot syndrome virus) sống ký sinh trong nhân vật chủ. Virus này có thể khiến tôm chết ở mọi giai đoạn của tôm, từ ấu trùng đến tôm trưởng thành. WSSV có khả năng lây lan theo 2 đường, chiều ngang và chiều dọc. Chiều ngang là lây lan giữa các cá thể vật chủ qua đường tiêu hóa và môi trường nước ao. Chiều dọc là từ cá thể mẹ bị nhiễm bệnh sang cá thể con, tuy nhiên con đường lây lan này vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh.
  • Do Vi khuẩn BWSS (Bacteria White Spot Syndrome) khiến cho tôm chậm lớn và ảnh hưởng đến quá trình lột xác và khiến tôm chết rải rác ở ao. 

1.3 Phòng ngừa bệnh

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp giúp điều trị dứt điểm bệnh đốm trắng trên tôm. Vì thế, bà con cần hết sức chú trọng việc phòng ngừa bệnh cho tôm.

  • Dọn tẩy ao trước khi ương nuôi: tháo cạn nước, vét bùn, phơi khô, khử trùng. 
  • Trước khi cấp nước vào ao nuôi cần xử lý nguồn nước sạch sẽ để ngăn trứng và ấu trùng có nguy cơ gây bệnh cho tôm. Từng ao, bể nên có dụng cụ riêng và khử trùng sau mỗi lần sử dụng để tránh lây lan bệnh từ ao này sang ao khác.
  • Lựa chọn tôm giống khỏe mạnh tại các cơ sở lớn, đảm bảo uy tín và chất lượng.
  • Định kỳ vệ sinh ao nuôi, xử lý khí độc bằng vi sinh, xi-phông rút chất thải đáy,…
  • Tăng cường nguồn dinh dưỡng, tăng cường đề kháng cho tôm khi trời nắng nóng hoặc mưa thất thường.
  • Chú ý, thường xuyên quan sát tôm, về màu sắc vỏ, sức ăn, khả năng bơi và bắt mồi để kịp thời phát hiện và xử lý.
  • Trường hợp nếu phát hiện tôm trong ao bị đốm trắng thì cần cách ly ngay. Nếu tôm đã đủ lớn và đạt kích cỡ có thể bán được thì nên thu hoạch tôm sớm để tránh lây lan, gây thiệt hại cho cả đàn trong ao. 

2. Bệnh phân trắng

Bệnh phân trắng trên tôm là loại bệnh khó xác minh chính xác nguồn gốc do đâu
Bệnh phân trắng trên tôm là loại bệnh khó xác minh chính xác nguồn gốc do đâu

Bệnh phân trắng (White Feces Syndrome – WFS hoặc White Feces Disease – WFD), là một bệnh phổ biến trong các bệnh trên tôm thẻ chân trắng, tôm sú và các loại tôm khác tại Châu Á. Bệnh phân trắng có thể xuất hiện ở tôm sau 1 tháng tuổi và nhiều nhất là khi tôm từ 60 – 90 ngày tuổi. Bệnh xuất hiện nhiều ở các mô hình nuôi tôm công nghiệp hoặc nuôi tôm khép kín và thường xảy ra trong giai đoạn mùa nóng tháng 4 – 7.

Bệnh phân trắng khiến cho đường ruột của tôm bị suy yếu, chức năng tiêu hóa thức ăn suy giảm đáng kể. Nếu không kịp thời điều trị, về lâu dài tôm sẽ chậm lớn, ốp thân, giảm chất lượng tôm thương phẩm khi xuất bán. Trường hợp nặng, có thể khiến tôm rớt đáy rải rác, làm hao hụt đầu con, giảm năng suất cuối vụ.

—-> Xem chi tiết bài viết: Tôm thẻ bị phân trắng

2.1 Biểu hiện:

  • Tôm thải ra các sợi phân màu trắng nổi trên mặt nước, từng đoạn phân từ 0.3 – 1cm, có khi còn dính ở hậu môn tôm. Phân nhão, dễ nát. Sau khoảng một tuần sẽ thấy phân trắng nổi đầy ao, có mùi tanh, trôi dạt về phía cuối hướng gió.
  • Gan tụy có màu trắng đục, nhợt nhạt, sưng to, mềm, dễ vỡ.
  • Đường ruột bị tổn thương, tôm ăn ít hoặc bỏ ăn khi bệnh chuyển nặng dẫn đến ruột đứt đoạn hoặc trống đường ruột.
  • Tôm ít hoạt động, bơi lờ đờ, tấp mé, ít búng nhảy khi thăm nhá.
  • Tỷ lệ rớt đáy 20 – 30% kéo dài đến cuối vụ.
  • Tôm sống sót sau khi bệnh: gan – tụy teo nhỏ, hơi dai, ốp thân.

2.2 Nguyên nhân gây bệnh:

  • Do nguồn thức ăn: Thức ăn để lâu, kém chất lượng hoặc bị nấm mốc khi cho tôm ăn sẽ gây ngộ độc ảnh hưởng đến đường ruột tôm và gây bệnh phân trắng. 
  • Do tảo độc: Các loại tảo độc phát triển trong ao như tảo lam, tảo giáp, tảo mắt có thể tiết ra enzyme gây tê liệt biểu mô đường ruột tôm. Khiến cho tôm không thể tiêu hóa thức ăn và gây tắc nghẽn đường ruột.
  • Do nhóm vi khuẩn Vibrio: Nhóm vi khuẩn Vibrio gây bệnh phân trắng trên tôm thường thấy là: Vibrio parahaemolyticus, Vibrio fluvialis, Vibrio alginolyticus, Vibrio mimicus,…. Chúng xâm nhiễm và gây viêm hệ thống gan tụy tôm, làm mất chức năng tiết dịch tiêu hóa, dẫn đến tình trạng thức ăn trong ruột không được tiêu hóa, cuối cùng là tôm bị phân trắng.
  • Do ký sinh trùng Gregarine: Khi phân tích mẫu tôm bị bệnh phân trắng, các nhà nghiên cứu còn thấy xuất hiện nhóm nguyên sinh động vật (Gregarine), ký sinh trên ruột tôm.

2.3 Phòng ngừa bệnh:

  • Chọn giống tôm chất lượng, có khả năng kháng bệnh tốt, giúp giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh.
  • Đảm bảo mật độ nuôi tôm hợp lý trong ao. Mật độ quá cao, vừa tăng nguy cơ ô nhiễm môi trước nước ao nuôi, vừa tăng khả năng lây lan mỗi khi bùng phát dịch bệnh. 
  • Thường xuyên kiểm tra và duy trì các chỉ số trong nước ao nuôi ở mức lý tưởng, đảm bảo môi trường sống tốt cho tôm.
  • Sử dụng vi sinh Bio Active định kỳ trong suốt vụ nuôi, để phân hủy chất hữu cơ, làm sạch nước ao. Ngoài ra, Bio Active còn giúp bổ sung nhóm vi sinh vật có lợi, ức chế cạnh tranh các vi sinh vật gây bệnh phân trắng trên tôm, điển hình là nhóm Vibrio.
  • Kết hợp sử dụng vi sinh Aqua, phân hủy nhanh bùn bã tích tụ đáy ao, ngăn chặn độc chất phát sinh từ tảo tàn, tảo rớt. Từ đó cũng hạn chế được phần nào việc sản sinh NH3 và H2S.
  • Điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu phát triển của tôm trong từng giai đoạn, tránh để dư thừa quá nhiều gây ô nhiễm ao nuôi. Đồng thời đảm bảo chất lượng thức ăn, bảo quản tốt tránh sinh độc tố gây bệnh cho tôm.
  • Bổ sung vi sinh tiêu hóa Mipe trong khẩu phần ăn cho tôm. Mipe bổ sung vi sinh vật đặc hiệu và hơn 10 loại enzyme giúp tôm tiêu hóa dễ dàng hơn và hấp thụ thức ăn nhanh chóng. Việc bổ sung vi sinh có lợi cho đường ruột tôm cũng là cách ức chế sự phát triển và xâm nhập của các vi sinh vật có hại gây bệnh phân trắng, điển hình là nhóm Vibrio.

3. Bệnh hoại tử gan tụy cấp

Bệnh hoại tử gan tụy cũng là một trong các bệnh thường gặp ở tôm
Bệnh hoại tử gan tụy cũng là một trong các bệnh thường gặp ở tôm

Ngoài các bệnh trên tôm như phân trắng và đốm trắng thì Bệnh hoại tử gan tụy cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease – AHPND) cũng là vấn đề gây đau đầu cho bà con. Bệnh này còn được gọi là hội chứng tôm chết sớm (EMS), vì khiến tôm chết hàng loạt chỉ sau thời gian ngắn nhiễm bệnh.

Bệnh có thể xuất hiện ở hầu hết các giai đoạn phát triển của tôm, đặc biệt là giai đoạn tôm 60 ngày tuổi. Bệnh hoại tử gan toại cấp gặp nhiều ở tôm thẻ chân trắng và tôm sú.

—-> Tham khảo bài viết chi tiết: Bệnh hoại tử gan tụy ở tôm

3.1 Biểu hiện:

  • Giai đoạn đầu tôm có biểu hiện mềm vỏ, ruột rỗng hoặc đứt đoạn, giảm ăn và có thể bị phân trắng kéo dài.
  • Gan tụy tôm nhiễm bệnh có thể có nhiều triệu chứng rất khác nhau, bao gồm sưng to và mềm nhũn, hoặc teo nhỏ và dai (gan cao su)
  • Tôm bơi chậm, lờ đờ và rớt đáy.

3.2 Nguyên nhân gây bệnh:

Nguyên nhân chính gây ra bệnh Hoại tử gan tụy trên tôm là do nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Chúng sản xuất 2 loại độc tố là PirABvp và PirBvp. PirABvp tấn công đường đường ruột, gây rối loạn chức năng tiêu hóa của tôm. PirBvp thì tấn công các tế bào biểu mô gan tụy, dẫn đến hoại tử gan tụy.

Con đường lây lan bệnh có thể kể đến:

  • Nguồn tôm giống mang mầm bệnh cũng có thể gây bùng dịch và chết hàng loạt sau 2 tuần đầu thả giống.
  • Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus có sẵn trong nước ao tăng mật độ cao hơn 102 – 103 CFU/mL sẽ có khả năng gây bệnh hoại tử gan tụy cho tôm.
  • Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus cũng có khả năng xuất hiện và phát triển mạnh trong ao nuôi ô bị nhiễm nặng, thức ăn dư thừa, xác tảo tàn tích tụ lâu không được xử lý hay hệ vi sinh có lợi trong ao nuôi kém phát triển.

3.3 Phòng ngừa bệnh:

  • Lựa chọn con giống chất lượng và không bị nhiễm bệnh trước khi thả tôm.
  • Cải tạo ao nuôi thật kỹ, phơi nền đáy ao đủ ngày, sát trùng ao và các vật dụng theo đúng quy trình. 
  • Nguồn nước cấp phải được xử lý kỹ, để tránh đưa các tác nhân gây bệnh vào ao nuôi.
  • Duy trì chất lượng nước ổn định trong suốt quá trình nuôi. Định kỳ sử dụng vi sinh xử lý nước Bio Active, tránh ô nhiễm tạo điều kiện cho vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus xuất hiện.
  • Kiểm tra thường xuyên và đảm bảo mật độ vi khuẩn Vibrio ở mức cho phép.
  • Hạn chế dùng kháng sinh cho tôm. Đồng thời, bổ sung chế phẩm vi sinh Chuan Bogantuy trong thức ăn cho tôm để tăng cường chức năng gan, phòng bệnh gan tụy hiệu quả, trong đó có bệnh Hoại tử gan tụy.

4. Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô (IHHNV)

Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu IHHNV thường hiếm gặp hơn so các bệnh trên tôm khác
Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu IHHNV thường hiếm gặp hơn so các bệnh trên tôm khác

Các bệnh trên tôm dù nhẹ hay nặng đều sẽ ảnh hưởng đến năng suất của của vụ nuôi. Ngoài 3 bệnh phổ biến kể trên, thì Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô (Infection with infectious hypodermal and haematopoietic necrosis virus – IHHNV) cũng nguy hiểm không kém. Bệnh xuất hiện nhiều nhất trên tôm sú, tôm thẻ chân trắng. 

4.1 Biểu hiện:

  • Các vùng cơ như cơ bụng, cơ đuôi sẽ gặp tổn thương và có màu trắng đục.
  • Tôm còi cọc, bỏ ăn, phân đàn hoặc bơi lờ đờ trong nước.
  • Biến dạng lớp vỏ kitin của râu, chủy, vùng đốt ngực hoặc vùng bụng.
  • Tôm chậm lớn và có kích thước nhỏ.

4.2 Nguyên nhân gây bệnh:

Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô chủ yếu do Virus Infectious Hypodermal và Hematopoietic Necrosis gây nên. Chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể của tôm và phá hủy các tế bào biểu mô trong cơ quan. Bệnh có thể lây lan sang các cá thể tôm trong ao qua chất thải hoặc truyền từ tôm bố mẹ sang tôm con. 

4.3 Phòng ngừa bệnh:

  • Chọn mua con giống từ các trang trại uy tín và đảm bảo sạch bệnh.
  • Xử lý và làm sạch ao sau khi kết thúc mùa vụ để diệt trừ các mầm bệnh.
  • Kiểm tra và duy trì các yếu tố lý hóa trong ao ở mức lý tưởng cho sự phát triển của tôm.
  • Sử dụng Vi sinh Bio Active định kỳ để xử lý nước, giảm ô nhiễm, giảm khí độc và kiểm soát mật độ vi khuẩn có hại trong ao nuôi.
  • Sử dụng lưới để ngăn các tác nhân trung gian có khả năng mang mầm bệnh vào ao như cua, tôm tép…
  • Tăng cường bổ sung các loại vitamin, men tiêu hóa, khoáng chất,… cho tôm để tăng cường miễn dịch. Bà con tham khảo men tiêu hóa 3 trong 1 Mipe, giúp củng cố hệ vi sinh đường ruột của tôm, ức chế sự phát triển của hại khuẩn, giảm nguy cơ gây bệnh cho tôm. Đặc biệt, Mipe còn bổ sung đa dạng enzyme hữu hiệu tăng cường khả năng tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dinh dưỡng của tôm.  

5. Bệnh hoại tử cơ

Bệnh hoại tử cơ trên tôm có biểu hiện khá giống bệnh đục cơ
Bệnh hoại tử cơ trên tôm có biểu hiện khá giống bệnh đục cơ

Bệnh hoại tử cơ là loại bệnh có khả năng lây lan nhanh và khiến tôm chết hàng loạt, gây thiệt hại kinh tế rất nặng nề cho bà con. Chính vì vậy, bà con cần tìm hiểu và nắm được cách xử lý để kịp thời ứng phó khi phát hiện bệnh. 

Bệnh đục cơ do IMNV thường bị nhầm lẫn với bệnh đục cơ do môi trường hoặc do PvNV, vì triệu chứng của chúng khá giống nhau. Chính vì vậy, để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất, bà con nên mang mẫu đi xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR hoặc RT-qPCR được khuyến nghị.

5.1 Biểu hiện:

  • Giai đoạn đầu nhiễm bệnh, tôm bơi lờ đờ và bắt đầu giảm ăn. Sau đó, các đốm trắng mờ bắt đầu xuất hiện trên cơ đuôi và các phần cơ ở các đốt thân của tôm. Các đốm này có thể chuyển sang màu trắng đục nếu bệnh ở mức độ nặng. 
  • Tôm lột xác hàng loạt (Biểu hiện ít thấy).
  • Giai đoạn cuối, tôm bị viêm và hoại tử, rớt đáy 50-70% số lượng tôm trong ao.

5.2 Nguyên nhân gây bệnh:

Hoại tử cơ do Infectious myonecrosis virus (IMNV) gây ra. Theo nhiều nghiên cứu xác định đây là virus có vật chất di truyền ARN mạch đôi, sinh trưởng mạnh ở môi trường nước. Đặc biệt, độ mặn ao nuôi thấp hơn 30 sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho virus này tăng tốc độ nhân lên.

IMNV có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào của tôm và là một bệnh nhiễm trùng mãn tính. IMNV có thể lây nhiễm theo cả chiều ngang và chiều dọc:

  • Lây truyền qua đường tiêu hóa, thông qua việc tôm ăn thịt đồng loại bị bệnh và chết.
  • Lây truyền từ tôm mẹ sang con, vì IMN virus được phát hiện trong trứng và buồng trứng của tôm mẹ bị nhiễm bệnh.
  • Lây nhiễm qua các cá thể mang mầm bệnh như chim, động vật giáp xác thủy sinh thuộc chi Artemia.

5.3 Phòng ngừa bệnh:

Giải pháp phòng ngừa hiệu quả cho hầu hết các bệnh trên tôm, bao gồm cả hoại tử cơ chính là quản lý tốt chất lượng môi trường ao nuôi.

  • Lựa chọn con giống khỏe mạnh, có chứng nhận sạch bệnh tại các trại giống uy tín. 
  • Chú trọng cải tạo ao, đảm bảo diệt sạch mầm bệnh ngay từ đầu vụ nuôi. Đồng thời, định kỳ sử dụng men vi sinh Bio Active xử lý nước và Aqua xử lý đáy, để duy trì tốt chất lượng nước môi trường ao nuôi.
  • Lắp đặt lưới hoặc nhựa dưới đáy ao để ngăn chặn các sinh vật thủy sinh như cua vào ao và sử dụng các thiết bị xua đuổi chim. Hạn chế lây lan dịch bệnh từ ao này sang ao khác.
  • Bổ sung dinh dưỡng, men vi sinh tăng cường hệ miễn dịch cho tôm, tăng khả năng kháng bệnh. Bà con tham khảo Mipe giúp củng cố hệ vi sinh đường ruột, tăng cường chức năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng, nhờ đó nâng cao hệ miễn dịch cho tôm. 

6. Bệnh đầu vàng

Bệnh đầu vàng trên tôm khi xuất hiện bà con nên tiến hành thu tôm
Bệnh đầu vàng trên tôm khi xuất hiện bà con nên tiến hành thu tôm

Bệnh đầu vàng (Yellowhead disease – YHD) xuất hiện nhiều trên tôm sú, tôm thẻ chân trắng. Tôm nhiễm bệnh có tỷ lệ chết khá cao, có thể lên đến 70%. Cũng giống như các bệnh trên tôm khác, bệnh đầu vàng hiện nay vẫn chưa có phương pháp đặc trị, chính vì vậy bà con cần đề cao việc phòng bệnh cho tôm.

6.1 Biểu hiện:

  • Tôm bỏ ăn đột ngột và bơi lờ đờ trong ao.
  • Màu sắc trên phần giáp đầu ngực có màu vàng hoặc sưng phồng lên.
  • Gan tụy và mang tôm dần chuyển sang màu vàng nhạt.
  • Tôm chết hàng loạt chỉ trong vài ngày sau khi xuất hiện các dấu hiệu nhiễm bệnh.

6.2 Nguyên nhân gây bệnh:

Bệnh đầu vàng thuộc nhóm các bệnh thường gặp ở tôm phổ biến do virus gây ra. Virus gây bệnh đầu vàng là Yellowhead virus (YHV), là loại virus hình que có màng bao, kích thước 44 x 173nm, có bộ gen acid nhân RNA chuỗi đơn. 

YHV khi xâm nhiễm vào cơ thể tôm sẽ tấn công vào tuyến gan tụy khiến cho phần đầu tôm nhiễm YHV có màu vàng thay vì nâu sẫm như bình thường.

6.3 Phòng ngừa bệnh:

  • Lựa chọn tôm giống chất lượng, khỏe mạnh và đã qua xét nghiệm kiểm tra không mang mầm bệnh.
  • Mật độ nuôi phải phù hợp với diện tích ao nuôi.
  • Cải tạo ao nuôi kỹ càng, diệt khuẩn, xử lý bùn đáy ao và nguồn nước trước khi cấp nước vào ao.
  • Dùng chế phẩm vi sinh Bio ActiveAqua để kiểm soát môi trường nước ao hiệu quả trong suốt quá trình nuôi.
  • Kiểm tra thường xuyên các chỉ số trong ao như độ pH, KH, NH3, NO2, độ mặn và hàm lượng oxy…
  • Bổ sung men tiêu hóa Mipe củng cố hệ vi sinh đường ruột, tôm tiêu hóa tốt, tăng đề kháng và nhanh về size hơn.
  • Thường xuyên kiểm tra quan sát tôm, nếu phát hiện tôm có biểu hiện ở bệnh đầu vàng, cần cách ly tôm ra khỏi ao hoặc tiêu hủy ngay, tránh lây lan toàn ao.

7. Bệnh Taura

Taura (Taura Syndrome Virus-TSV) hay bệnh đỏ đuôi, là một trong các bệnh thường gặp trên tôm thẻ chân trắng, tôm sú và một số loài tôm he khác. Bệnh cũng vô cùng nguy hiểm vì có tốc độ lây nhiễm nhanh, khả năng gây chết tôm trên diện rộng nếu không có biện pháp xử lý kịp thời. Đối với những ao nuôi thâm canh có mật độ cao, cần tiến hành các biện pháp phòng ngừa ngay từ đầu vụ nuôi, giảm thiểu rủi ro tối đa.

 Đường lây truyền của bệnh sẽ theo chiều dọc và chiều ngang, cụ thể là lây nhiễm trong môi trường nước hoặc lây từ tôm bố mẹ mang mầm bệnh sang tôm con. Đặc biệt nếu độ mặn trong ao dưới 30 ppt sẽ là điều kiện tốt để bệnh bùng phát.

7.1 Biểu hiện:

  • Sức khỏe tôm suy giảm, mềm vỏ, ruột rỗng, chậm lớn và bơi lờ đờ trên bề mặt ao nuôi. 
  • Gan tụy chuyển sang màu vàng.
  • Phần đuôi bị sưng và có màu đỏ nhạt.
  • Tôm chết trong quá trình lột xác, trường hợp tôm lột xác thành công sẽ sinh trưởng bình thường nhưng vẫn mang virus trong cơ thể. Lưu ý, biểu hiện vỏ tôm chết bị mềm do chết khi vừa lột xác xong là dấu hiệu quan trọng để nhận dạng bệnh.
  • Thân tôm và vỏ kitin ở đuôi xuất hiện các đốm đen do có dấu hiệu hoại tử.

7.3 Nguyên nhân gây bệnh:

Nguyên nhân chính gây bệnh là do Picornavirus thuộc họ Picornaviridae. Cho đến năm 2005 được công bố là chủng virus thuộc họ Dicistroviridae. Đây là loại virus sống ký sinh trong tế bào biểu mô và dưới biểu mô đuôi.

Bệnh có khả năng lan truyền theo chiều dọc (tôm bố mẹ bị nhiễm TSV truyền lại cho tôm con) hoặc theo chiều ngang (tôm ăn nhau, cấp nước vào ao). Ngoài ra, khi chim ăn tôm chết, virus trong phân chim vẫn có khả năng gây bệnh cho tôm trong vòng 48 giờ.

7.4 Phòng ngừa bệnh:

  • Lựa chọn tôm bố mẹ, tôm giống khỏe mạnh đã được chứng nhận sàng lọc mầm bệnh vẫn là ưu tiên hàng đầu.
  • Xử lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi đúng quy trình, kỹ thuật trước khi thả ao.
  • Thường xuyên quan sát và kiểm tra sức khỏe của tôm như màu sắc, khả năng bắt mồi hoặc tốc độ bơi… 
  • Tăng cường bổ sung thêm dinh dưỡng vào thức ăn của tôm như men vi sinh Mipe của nhà VFT Group để nâng cao đề kháng phòng ngừa bệnh.
  • Nếu ao tôm bị nhiễm bệnh, không thay nước ao, vớt tôm chết ra khỏi đáy ao và tiêu hủy. Bà con cần tăng quạt nước, giảm cho ăn, nâng pH lên 8.5 bằng Ca(OH)2 để tôm không lột xác.

8. Bệnh đốm đen

Trong thời gian qua, bệnh đốm đen đã ảnh hưởng và gây thiệt hại lớn cho nhiều bà con nuôi tôm vì tỷ lệ chết của tôm có thể lên đến 80%. Bệnh đốm đen có thể xuất hiện trên tôm từ 20 đến 90 ngày tuổi, nhiều nhất là trong giai đoạn 25 – 45 ngày. Giai đoạn chuyển mùa hoặc thời tiết thất thường, là thời điểm bệnh đốm đen bùng phát mạnh.

8.1 Biểu hiện:

  • Tôm bị cụt râu, mòn đuôi hoặc mòn vảy râu. Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi tôm bị bệnh đốm đen.
  • Tiếp đến, đốm đen bắt đầu xuất hiện nằm rải rác hoặc một mảng lớn trên thân tôm.
  • Tôm ăn ít, bỏ ăn, bơi lờ đờ chậm lớn hoặc có thể chết rải rác trong ao/trên nhá. Ngoài ra, có thể xuất hiện hiện tượng tôm lột xác không hoàn toàn.
  • Ruột rỗng hoàn toàn không có thức ăn, gan tụy có màu nhợt nhạt và mùi hôi bốc lên từ tôm. Đây là trường hợp bệnh chuyển nặng, đi kèm theo đó là các đốm đen xuất hiện nhiều hơn.

8.2 Nguyên nhân gây bệnh:

Tác nhân chính gây bệnh đốm đen là do vi khuẩn Vibrio harveyi, chúng có khả năng ăn mòn lớp vỏ kitin của tôm. Ngoài ra, còn có các tác nhân gây bệnh khác là nấm và động vật nguyên sinh, chúng ký sinh lên tôm gây tổn thương và hình thành các đốm đen.

Một số lý do khiến cho bệnh bùng phát mạnh là: 

  • Môi trường nước và đáy ao nuôi bị ô nhiễm; 
  • Thời tiết giao mùa, mưa hoặc nắng kéo dài làm tôm bị stress; 
  • Nước ao nuôi có độ mặn thấp (dưới 10 ppt), hàm lượng khoáng chất, canxi, magie trong ao thấp khiến tôm khó lột vỏ, vỏ mềm dễ bị vi khuẩn tấn công.

8.3 Phòng ngừa bệnh:

  • Kiểm soát liều lượng thức ăn cho tôm, tránh trình trạng dư thừa làm ô nhiễm nước.
  • Tiến hành kiểm tra mật độ vi khuẩn trong ao từ 5 – 7 ngày/lần để đảm bảo dưới mức gây hại cho tôm.
  • Tiến hành xử lý nước và đáy ao nuôi định kỳ bằng bộ đôi vi sinh Bio Active – Aqua. Bộ sản phẩm này còn giúp tăng mật độ vi sinh có lợi cho tôm, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại, ổn định môi trường nước tốt cho tôm phát triển.
  • Kiểm tra, duy trì ổn định các chỉ số môi trường nước ở mức lý tưởng, tránh biến động gây sốc tôm. Đồng thời bổ sung khoáng hữu cơ Pocama Mic cho tôm định kỳ, giúp tôm lột xác nhanh, cứng vỏ. Hạn chế mầm bệnh tấn công.

9. Bệnh đen mang

Trong các bệnh thường gặp ở tôm sú thì tôm bị đen mang hay xảy ra
Trong các bệnh thường gặp ở tôm sú thì tôm bị đen mang hay xảy ra do môi trường nước ao dơ

Theo thống kê, trong số các bệnh trên tôm thì bệnh đen mang thường gặp nhiều nhất ở tôm sú, tôm thẻ và tôm càng xanh. Bệnh đen mang khiến tôm chậm lớn hoặc chết rải rác, từ đó làm giảm chất lượng tôm và năng suất của vụ nuôi. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, do đó mà bà con cần phải xác định đúng nguyên nhân rồi mới tìm giải pháp phù hợp, mang lại hiệu quả tối ưu.

9.1 Biểu hiện:

  • Tôm có hiện tượng nổi đầu để hô hấp do thiếu oxy, hoạt động kém và bơi lờ đờ trên mặt hồ.
  • Mang tôm có màu nâu hoặc chuyển hoàn toàn sang màu đen khi bệnh trở nặng. Lúc này phần chân và đuôi tôm cũng có thể chuyển sang màu đen. 
  • Tôm ăn ít, còi cọc, chậm lớn.

9.2 Nguyên nhân gây bệnh:

  • Môi trường nước bị ô nhiễm do thức ăn dư thừa, chất thải hữu cơ, xác tảo tích tụ dưới đáy ao và không được xử lý trong thời gian dài.
  • Nồng độ khí độc NH3, NO2, H2S cao.
  • Môi trường ao nuôi nhiễm kim loại nặng như nhôm, sắt,… Muối của các kim loại này có thể kết tụ trên mang, làm đen mang tôm.
  • Do tảo, rong rêu, nấm (Fusarium) và vi khuẩn dạng sợi (thường là Vibrio) bám vào làm tổn thương mang và cản trở quá trình hô hấp của tôm, dần dần mang tôm chuyển sang màu đen.
  • Ao nuôi thiếu tảo, khoáng chất thiết yếu và vitamin C cũng là tác nhân gây nên bệnh đen mang trên tôm.

9.3 Phòng ngừa bệnh:

  • Chọn lọc con giống khỏe mạnh, sạch bệnh. 
  • Thiết kế hệ thống ao có xi-phông, kết hợp sử dụng vi sinh Aqua định kỳ để xử lý đáy, hạn chế môi trường phát triển của mầm bệnh và giảm hàm lượng khí độc.
  • Đảm bảo mật độ nuôi phù hợp với diện tích ao.
  • Xử lý nước kỹ, diệt khuẩn/tạp từ trong ao lắng, tránh mang mầm bệnh vào ao nuôi. 
  • Theo dõi, điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp, tránh dư thừa quá nhiều gây lãng phí và làm ô nhiễm ao nuôi.
  • Cắt tảo độc và kiểm soát tảo có lợi trong ao nuôi với chế phẩm vi sinh Bio Active, tránh để xảy ra hiện tượng sụp tảo hay tảo nở hoa.
  • Nên bổ sung men tiêu hóa Mipe và Vitamin, khoáng chất để tăng cường đề kháng cho tôm.

10. Bệnh đóng rong

Tôm bị đóng rong sẽ có những mảng chấm đen to trên thân
Tôm bị đóng rong sẽ có những mảng chấm đen to trên thân

Bệnh đóng rong thường xảy ra khi thời tiết mưa nhiều, độ mặn hoặc độ pH quá thấp. Thường gặp bệnh này ở các mô hình nuôi thâm canh, bán thâm canh hay môi trường nước kém. Bệnh đóng rong xuất hiện hầu hết ở mọi giai đoạn nuôi, càng về cuối vụ càng nhiều. Khi đó, tôm bị lớp rong, rêu bao phủ trên bề mặt cơ thể và đặc biệt là phần vỏ. 

10.1 Biểu hiện: 

  • Toàn bộ vỏ tôm trơn do bị đóng rong xanh và tập trung chủ yếu ở phần đầu ngực hoặc toàn bộ thân, mang khiến tôm bị dơ. 
  • Màu của tôm bệnh còn cho biết sinh vật bám thuộc nguyên nhân nào:
  • Nâu đen: mảnh vụn hữu cơ, hạt bám do sinh vật bám bắt dính.
  • Xanh, nâu xanh: do tảo.
  • Trắng mờ đục: do sinh vật bám phát triển nhiều, thường xảy ra trong sản xuất giống.
  • Như các bệnh trên tôm khác, khi mắc bệnh này tôm sẽ yếu dần, bỏ ăn, di chuyển kém, phần mang bị tổn thương và có màu đen.
  • Tôm khó lột vỏ, vỏ không cứng nên dễ bị tấn công.
  • Việc bị rong rêu bám cũng có thể cản trở quá trình hô hấp của tôm, khiến tôm nổi đầu do thiếu oxy hoặc chết rải rác.

10.3 Nguyên nhân gây bệnh:

Bệnh đóng rong chủ yếu do vi khuẩn, rong tảo , nấm (Fusarium sp), động vật nguyên sinh (Zoothamnium spp., Vorticella spp., Suctoria spp,…) và ký sinh trùng (điển hình là trùng loa kèn) gây ra. 

Khi sức khỏe tôm yếu, không tự làm sạch cơ thể và khó lột xác sẽ dễ dàng bị các vi sinh vật bám trên vỏ và dần bị đóng vôi, đóng rong. Bệnh thường phát triển ở những ao nuôi có chất lượng nước kém hoặc nền đáy bị ô nhiễm, cải tạo trước vụ nuôi không kỹ.

10.3 Phòng ngừa bệnh:

  • Trước khi thả giống cần có kế hoạch cải tạo ao nuôi kỹ lưỡng, để tiêu diệt mầm bệnh.
  • Thức ăn cho tôm phải đảm bảo chất lượng. Liều lượng, chế độ cho ăn hợp lý, để tránh dư thừa làm dơ ao.
  • Quản lý tốt mật độ tảo, tránh để tảo phát triển quá mức.
  • Định kỳ xử lý nước và đáy ao trong suốt quá trình nuôi bằng bộ đôi vi sinh Bio Active và Aqua. Bio Active giúp làm sạch và ổn định màu nước, ức chế các vi sinh vật gây bệnh thuộc nhóm Vibrio. Aqua giúp phân hủy nhanh bùn bã tích tụ đáy ao, giảm khí độc và nhớt bạt.
  • Bổ sung khoáng và tăng cường oxy, dinh dưỡng để kích tôm lột vỏ thường xuyên và nhanh chóng. Bà con tham khảo sản phẩm Pocama Mic, bổ sung khoáng hữu cơ hấp thu hoàn toàn cho tôm. Sản phẩm có thể dùng kết hợp 2 cách cho tôm ăn và tạt nước ao, hiệu quả nhanh và rõ rệt.

11. Bệnh mềm vỏ

Đối với các loại bệnh trên tôm thẻ chân trắng hay gặp thì bệnh mềm vỏ điều trị tương đối dễ, chỉ cần cung cấp các chất dinh dưỡng và khoáng thì tôm sẽ khỏe mạnh lại
Đối với các loại bệnh trên tôm thẻ chân trắng hay gặp thì bệnh mềm vỏ điều trị tương đối dễ, chỉ cần cung cấp các chất dinh dưỡng và khoáng thì tôm sẽ khỏe mạnh lại

Tại Việt Nam, bệnh mềm vỏ là một trong các bệnh trên tôm thường gặp nhiều ở các ao nuôi thương phẩm. Phần lớn tôm bị bệnh mềm vỏ đều do thiếu chất dinh dưỡng. Vì thế, khi tôm bị bệnh sẽ yếu ớt, chậm lớn và chết rải rác hàng ngày. Điều này làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi và giá trị tôm khi thu hoạch.

11.1 Biểu hiện:

  • Vỏ tôm mềm mỏng, nhăn nheo và tình trạng mềm vỏ có thể kéo dài vài tuần. Phần vỏ tôm không dính chặt với phần cơ và có khe hở ở giữa.
  • Tôm yếu ớt, còi cọc, chậm lớn hoặc phân đàn.
  • Phần vỏ tôm dễ gặp tổn thương, lâu ngày không lột xác sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào lớp vỏ bên ngoài.

11.2 Nguyên nhân gây bệnh:

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mềm vỏ trên tôm như dinh dưỡng, môi trường, nguồn nước,… Cụ thể:

  • Tôm không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng do lượng thức ăn thiếu vitamin, khoáng chất, phốt pho và canxi. Chính vì vậy mà khi tôm khó lột hoặc sau khi lột lớp vỏ mới không cứng trở lại trong 24h. 
  • Môi trường ao nuôi chứa nhiều chất độc được tiết ra từ tảo hoặc chất thải ảnh hưởng đến tần suất lột xác của tôm.
  • Độ mặn và độ kiềm trong ao có nồng độ quá thấp khiến ao không đủ khoáng chất. Do đó sau khi tôm lột xác, phần vỏ sẽ không có độ cứng nhất định.
  • Mật độ nuôi quá dày, thời tiết thất thường cũng là nguyên nhân gây nhiễm bệnh.

11.3 Phòng ngừa bệnh:

  • Chuẩn bị ao lắng và đảm bảo nguồn nước khi cấp vào ao luôn ở tình trạng ổn định và không mang theo các tác nhân gây bệnh.
  • Nguồn tôm giống thả ao phải được chứng nhận kiểm dịch để đảm bảo khỏe mạnh và không nhiễm bệnh.
  • Thả giống mật độ vừa phải với diện tích ao nuôi. Không để quá cao hay quá thấp.
  • Định kỳ kiểm tra các chỉ số trong môi trường ao nuôi 2 lần/ngày để phát hiện sớm và kịp thời xử lý khi gặp biến động. 
  • Định kỳ xử lý nước và đáy ao trong suốt quá trình nuôi bằng bộ đôi vi sinh Bio Active và Aqua. Bio Active giúp làm sạch và ổn định màu nước, ức chế các vi sinh vật gây bệnh thuộc nhóm Vibrio. Aqua giúp phân hủy nhanh bùn bã tích tụ đáy ao, giảm khí độc và nhớt bạt.
  • Bổ sung dinh dưỡng và các khoáng chất cần thiết để kích tôm lột vỏ đúng chu kỳ và nhanh cứng vỏ mới. Bà con tham khảo sản phẩm Pocama Mic, bổ sung khoáng hữu cơ hấp thu hoàn toàn cho tôm. Sản phẩm có thể dùng kết hợp 2 cách cho tôm ăn và tạt nước ao, hiệu quả nhanh và rõ rệt.

12. Bệnh xuất huyết đường ruột

Tôm bị xuất huyết đường ruột sẽ khá dễ nhận thấy thông qua màu sắc trên đường ruột tôm
Tôm bị xuất huyết đường ruột sẽ khá dễ nhận thấy thông qua màu sắc trên đường ruột tôm

Đường ruột của tôm có màu đỏ chính là dấu hiệu để nhận biết tôm đang mắc bệnh xuất huyết đường ruột. Đây là bệnh có liên quan đến hệ thống đường ruột, thường là do tôm ăn phải thức ăn khó tiêu hóa. Nếu để lâu không xử lý sẽ khiến tôm bỏ ăn, chậm lớn và chết rải rác, ảnh hưởng đến năng suất của vụ nuôi. Bà con cần xác định đúng nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp ngăn chặn kịp thời.

12.1 Biểu hiện:

– Khi nhiễm bệnh, ruột và gan tụy của tôm gặp tổn thương, giảm khả năng tiêu hóa thức ăn, dẫn đến trống ruột, lỏng ruột,..  

– Tôm bơi chậm hoặc bơi lờ đờ.

– Tôm bị đường ruột đỏ sẽ có vỏ màu xanh nhạt hơn bình thường, nếu quan sát kỹ sẽ có nhiều đốm nâu vàng ở dưới lớp vỏ. 

– Trường hợp nặng, quan sát bằng mắt thường sẽ thấy đường ruột tôm chuyển sang màu đỏ hoặc hồng nhạt. Còn nếu quan sát dưới kính hiển vi, sẽ thấy các chấm li ti màu đỏ trên thành đường ruột tôm.

12.2 Nguyên nhân gây bệnh:

  • Vibrio là nhóm vi khuẩn chính gây ra các bệnh đường ruột ở tôm như Hội chứng Taura, Bệnh đốm trắng và bao gồm cả Bệnh xuất huyết đường ruột. Môi trường nước ao nuôi bị ô nhiễm, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Vibrio phát triển và làm bùng phát bệnh dịch.
  • Khi tôm ăn phải các loại thức ăn bị nấm mốc hoặc để quá lâu sẽ gây hại đến đường ruột tôm, do chúng không thể tiêu hóa được. Điều này sẽ khiến tôm bị ngộ độc và dễ bị nhiễm khuẩn.
  • Các loại tảo độc (tảo lam, tảo giáp và tảo mắt) tiết ra độc tố, khi tôm ăn phải sẽ làm cho đường ruột bị tổn thương và tôm bị xuất huyết đường ruột.
  • Thiếu hụt chất dinh dưỡng và vitamin C cũng là một trong những nguyên nhân khiến đường ruột tôm bị đỏ.
  • Thời tiết nắng nóng kéo dài và mật độ nuôi quá cao, khiến ký sinh trùng Gregarine sinh sôi và phát triển mạnh gây ra bệnh xuất huyết đường ruột trên tôm.

12.3 Phòng ngừa bệnh:

– Thường xuyên kiểm tra nồng độ oxy, độ mặn và nhiệt độ trong ao nuôi, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi thất thường, nắng nóng kéo dài hoặc sau khi mưa. Cần có biện pháp xử lý kịp thời để duy trì ổn định các chỉ số trên.

– Cắt tảo độc thường xuyên để tránh tôm ăn phải. Bà con có thể dùng sản phẩm Bio Active để cắt các loại tảo độc (tảo giáp, tảo mắt, tảo lam) một cách nhanh chóng. 

– Kiểm soát hàm lượng khí độc trong ao nuôi. Bà con tham khảo phương pháp Xi-phông hoặc sử dụng vi sinh Aqua để phân hủy bùn bã hữu cơ, phân tôm, thức ăn dư thừa tích tụ đáy ao, từ đó giảm nhanh lượng khí độc NH3, NO2, H2S.

– Chọn lọc tôm giống chất lượng cao, khỏe mạnh và có kiểm định sức khỏe trước khi thả vào ao nuôi.

– Sử dụng quạt nước để hàm lượng oxy trong ao luôn ở mức ổn định.

– Sử dụng lượng thức ăn cho tôm vừa đủ, tránh trường hợp thức ăn dư thừa quá nhiều làm ô nhiễm nước ao.

– Sử dụng men vi sinh Mipe trong suốt vụ nuôi, để bổ sung các chủng vi sinh có lợi và enzyme hữu hiệu cho đường ruột tôm, cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, tăng cường khả năng tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dinh dưỡng của tôm. Ngoài ra, các lợi khuẩn trong Mipe còn có khả năng ức chế sự phát triển của hại khuẩn, giảm nguy cơ gây bệnh cho tôm, phòng ngừa tôm bị xuất huyết đường ruột một cách hiệu quả. 

Bài viết tổng hợp thông tin về các bệnh trên tôm thường gặp nhất. Qua bài viết có thể thấy được, việc điều trị bệnh cho tôm rất khó khăn, chi phí cao và mất nhiều thời gian, thậm chí có những bệnh vẫn chưa có biện pháp điều trị. Chính vì vậy, bà con cần chủ động phòng bệnh cho tôm hơn là chữa bệnh.

Việc sử dụng các chế phẩm sinh học trong suốt quá trình nuôi tôm (Bao gồm: xử lý nước, xử lý đáy, phòng và trị bệnh, bổ sung dinh dưỡng, khoáng chất) được đánh giá là giải pháp tối ưu nhất cho bà con. Giải pháp này giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao giá trị tôm thành phẩm và tăng lợi nhuận cho bà con.

Đối với các bệnh thường gặp trên tôm thẻ chân trắng, VFT có đủ bộ sản phẩm hỗ trợ điều trị.
Đối với các bệnh thường gặp trên tôm thẻ chân trắng, VFT có đủ bộ sản phẩm hỗ trợ điều trị.

  Hãy liên hệ ngay với kỹ sư VFT Group qua HOTLINE: 0916 859 166 để được tư vấn miễn phí về sản phẩm và các chương trình ưu đãi đặc biệt chỉ có trong tháng này. Kính chúc bà con nuôi tôm thu hoạch tiền tỷ ở mọi mùa vụ!

Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam

– Fanpage: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup

– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan

– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn