Phòng Và Điều Trị Tôm Bị Xuất Huyết Đường Ruột Hiệu Quả

19 THG01
246 lượt xem

 

Tôm bị xuất huyết đường ruột là một trong những bệnh về đường ruột mà tôm thường gặp phải. Căn bệnh này thường xuất hiện trong hầu hết các ao nuôi tôm thâm canh và ở hầu hết các giai đoạn nuôi. Khi mới nhiễm bệnh tôm sẽ giảm ăn, chậm lớn, rớt đáy rải rác, nếu không phát hiện kịp thời sẽ thiệt hại toàn bộ ao nuôi.

Vậy làm thế nào để phòng và điều trị tôm bị xuất huyết đường ruột? Để hiểu rõ hơn, VFT Group mời bà con xem qua bài viết dưới đây.

Dấu hiệu nhận biết tôm bị xuất huyết đường ruột

Khi bà con phát hiện đường ruột tôm bị đỏ, bà con cần tiến hành điều trị ngay lập tức
Khi bà con phát hiện đường ruột tôm bị đỏ, bà con cần tiến hành điều trị ngay lập tức

Tôm bị đường ruột đỏ thường xuất hiện các dấu hiệu tiêu biểu như:

– Khi nhiễm bệnh, ruột và gan tụy của tôm gặp tổn thương, giảm khả năng tiêu hóa thức ăn, dẫn đến trống ruột, lỏng ruột,..

– Tôm bơi chậm hoặc bơi lờ đờ.

– Tôm bị đường ruột đỏ sẽ có vỏ màu xanh nhạt hơn bình thường, nếu quan sát kỹ sẽ có nhiều đốm nâu vàng ở dưới lớp vỏ.

Trường hợp tôm bị xuất huyết đường ruột nặng, bà con quan sát bằng mắt thường sẽ thấy đường ruột tôm chuyển sang màu đỏ hoặc hồng nhạt. Còn nếu quan sát dưới kính hiển vi, sẽ thấy các chấm li ti màu đỏ trên thành đường ruột tôm.

Bà con cần kiểm tra tôm thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu tôm bị xuất huyết đường ruột và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng tới cả đàn tôm.

Nguyên nhân khiến tôm bị xuất huyết đường ruột

Khi nhận biết tôm bị đường ruột đỏ, bà con cần xác định đúng nguyên nhân gây bệnh, để áp dụng phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả. Có 5 nguyên nhân chính khiến cho đường ruột tôm bị đỏ:

Nhiễm khuẩn Vibrio

Vibrio là một tác nhân gây tôm bị đường ruột đỏ
Vibrio là một tác nhân gây tôm bị đường ruột đỏ

Vibrio là nhóm vi khuẩn chính gây ra các bệnh đường ruột ở tôm trong đó có bệnh xuất huyết đường ruột. Môi trường nước ao nuôi bị ô nhiễm, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Vibrio phát triển và làm bùng phát bệnh dịch.

Thức ăn kém chất lượng, nấm mốc

Khi tôm ăn phải các loại thức ăn bị nấm mốc hoặc để quá lâu sẽ gây hại đến đường ruột tôm, do chúng không thể tiêu hóa được. Điều này sẽ khiến tôm bị ngộ độc và dễ bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, việc dùng các loại thức ăn kém chất lượng chứa nhiều chất phụ gia cũng sẽ tác động xấu đến sức khỏe của đàn tôm.

Tôm ăn phải các loại tảo độc

Trong ao nuôi thường xuất hiện các loại tảo có lợi và hại cho tôm. Trong đó tảo lam, tảo giáp và tảo mắt là các loại tảo độc, có khả năng gây bệnh cho tôm. Các loại tảo này tiết ra độc tố, khi tôm ăn phải sẽ làm cho đường ruột bị tổn thương và tôm bị xuất huyết đường ruột, từ đó gặp khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn và kém hấp thụ dinh dưỡng.

Do thiếu hụt chất dinh dưỡng

Thiếu hụt chất dinh dưỡng và vitamin C cũng là một trong những nguyên nhân khiến đường ruột tôm bị đỏ. Bà con cần lưu ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, điều chỉnh liều lượng thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm để tăng cường đề kháng cho tôm. Ngoài ra, có thể trộn các loại men vi sinh với thức ăn để bổ sung enzyme và lợi khuẩn, củng cố hệ vi sinh đường ruột, giúp tôm tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, từ đó tăng cường khả năng chống chọi với dịch bệnh đường ruột tôm bị đỏ.

Tôm nhiễm ký sinh trùng

– Tôm bị nhiễm ký sinh trùng cũng dẫn đến đường ruột tôm bị đỏ. Khi môi trường nước ao nuôi bị ô nhiễm hoặc quá trình cải tạo ao không đúng cách sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng phát triển xâm nhập vào ruột tôm. Ngoài ra, thời tiết nắng nóng kéo dài và mật độ nuôi quá cao, cũng là nguyên nhân khiến ký sinh trùng Gregarine sinh sôi và phát triển mạnh.

→ Nguyên nhân khiến tôm bị xuất huyết đường ruột cũng khá nhiều, vì vậy mà bà con cần xác định đúng nguyên nhân gây bệnh. Khi đã xác định được tác nhân chính gây bệnh thì việc điều trị sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

Tác hại khi tôm bị đường ruột đỏ

Tôm bị xuất huyết đường ruột là căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tôm, năng suất vụ nuôi và kinh tế của bà con.

– Bệnh sẽ tác động xấu đến hệ thống đường ruột của tôm, khiến khả năng tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dinh dưỡng kém hơn. Do đó, tôm còi cọc, chậm lớn, suy giảm hệ miễn dịch và dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công.

– Trong trường hợp tôm bị xuất huyết đường ruột nhưng bà con phát hiện và chữa trị kịp thời, sẽ hạn chế được số lượng tôm chết trong ao. Tuy nhiên thì năng suất vụ nuôi cũng sẽ giảm và bà con phải tốn thêm chi phí để điều trị bệnh.

– Còn trong trường hợp tôm bị xuất huyết đường ruột nhưng bà con không phát hiện kịp thời và không có phương pháp điều trị hiệu quả, có thể mất trắng cả vụ, gây thiệt hại kinh tế nặng nề.

Biện pháp phòng ngừa bệnh xuất huyết đường ruột ở tôm

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là tiêu chí hàng đầu của nghề nuôi tôm. Phòng bệnh tốt sẽ giúp bà con tiết kiệm chi phí chữa trị, giảm thiểu rủi ro thiệt hại kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho tôm phát triển.
VFT Group sẽ gợi ý cho bà con một số cách phòng ngừa tôm bị xuất huyết đường ruột như:

– Kiểm soát tốt môi trường trong ao nuôi: Thường xuyên kiểm tra nồng độ oxy, độ mặn và nhiệt độ trong ao nuôi, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi thất thường, nắng nóng kéo dài hoặc sau khi mưa. Cần có biện pháp xử lý kịp thời để duy trì ổn định các chỉ số trên.

– Cắt tảo độc thường xuyên để tránh tôm ăn phải. Bà con có thể dùng sản phẩm Bio Active để cắt các loại tảo độc (tảo giáp, tảo mắt, tảo lam) một cách nhanh chóng.

– Kiểm soát hàm lượng khí độc trong ao nuôi. Bà con tham khảo phương pháp Xi-phông hoặc sử dụng vi sinh Aqua để phân hủy bùn bã hữu cơ, phân tôm, thức ăn dư thừa tích tụ đáy ao, từ đó giảm nhanh lượng khí độc NH3, NO2, H2S.

– Chọn lọc tôm giống chất lượng cao, khỏe mạnh và có kiểm định sức khỏe trước khi thả vào ao nuôi.

– Sử dụng quạt nước để hàm lượng oxy trong ao luôn ở mức ổn định.

– Sử dụng lượng thức ăn cho tôm vừa đủ, tránh trường hợp thức ăn dư thừa quá nhiều làm ô nhiễm nước ao.

– Sử dụng men vi sinh Mipe trong suốt vụ nuôi, để bổ sung các chủng vi sinh có lợi và enzyme hữu hiệu cho đường ruột tôm, cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, tăng cường khả năng tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dinh dưỡng của tôm. Ngoài ra, các lợi khuẩn trong Mipe còn có khả năng ức chế sự phát triển của hại khuẩn, giảm nguy cơ gây bệnh cho tôm, phòng ngừa tôm bị xuất huyết đường ruột một cách hiệu quả.

Bà con chỉ cần hòa tan Mipe với nước sạch rồi trộn đều lên thức ăn với liều lượng như sau: 2g Mipe cho 1kg thức ăn, dùng liên tục trong suốt quá trình nuôi.

Phác đồ điều trị tôm bị xuất huyết đường ruột

Xử lý nguồn nước:

Môi trường nước ao nuôi sẽ chứa rất nhiều tác nhân khiến tôm bị xuất huyết đường ruột ở tôm như là vi khuẩn Vibrio, tảo độc, ký sinh trùng và các vi sinh vật gây hại khác,… Vì vậy bà con nên tiến hành kiểm soát và xử lý nguồn nước thật sạch với chế phẩm vi sinh xử lý nước Bio Active và vi sinh xử lý đáy ao Aqua của VFT Group.

Sử dụng Bio Active – Vi sinh chuyên xử lý nước ao nuôi tôm

Vi sinh gây màu nước Bio Active chứa các vi sinh kích thích tảo khuê sinh sôi nhanh chóng, gây màu trà chỉ trong nửa ngày mà không cần ngâm ủ
Vi sinh xử lý nước Bio Active chứa các vi sinh xử lý chất thải hữu cơ, cắt đi nguồn dinh dưỡng cho vi khuẩn phát triển.

Bio Active sẽ giúp cải thiện và nâng cao chất lượng nước trong ao nuôi. Sản phẩm được sản xuất trên nền nhiều chủng vi sinh có lợi trong ao nuôi.

* Công dụng của sản phẩm Bio Active bao gồm:

– Phân hủy chất hữu cơ dư thừa, phân tôm, xác tảo tàn và các chất bẩn khác bị mưa cuốn trôi xuống ao. Làm sạch nước để hạn chế vi sinh vật gây hại cho đường ruột tôm phát triển.

– Ức chế cạnh tranh các loại vi sinh vật có nguy cơ khiến tôm bị xuất huyết đường ruột, điển hình là vi khuẩn Vibrio.

– Gây màu trà (tảo khuê) chỉ trong nửa ngày, hạn chế các loại tảo độc phát triển.

– Cắt các loại tảo độc để tránh trường hợp tôm ăn phải gây khó tiêu hóa.

– Giảm hàm lượng khí độc trong ao như NH3, NO2, H2S.

– Khử nhớt, Sạch bạt, Giảm mùi hôi bùn nước.

* Cách sử dụng:

Sản phẩm không cần ngâm ủ, chỉ cần pha với nước và tạt trực tiếp xuống ao. Để đạt hiệu quả tối ưu, bà con cần lưu ý thời điểm sử dụng như sau:

– Khử nhớt và gây màu trà sẽ đánh vào buổi sáng khi trời có nắng.

– Giảm khí độc và cắt tảo độc trong ao sẽ đánh vào bao đêm tầm 9-10 giờ.

* Liều lượng sử dụng và tần suất sử dụng:

– Tháng thứ 1: 1 lít Bio Active dùng cho 8.000 đến 10.000m3 nước, định kỳ 5 đến 7 ngày/ lần.

– Tháng thứ 2 đến thu hoạch: 1 lít Bio Active dùng cho 8.000 đến 10.000m3 nước lặp lại 3 đến 5 ngày/ lần.

 Sử dụng Aqua – Vi sinh chuyên xử lý đáy ao

Vi sinh xử lý đáy ao Aqua giúp phân hủy các chất thải hữu cơ trong ao nuôi mà không sinh ra khí độc gây hại cho tôm
Vi sinh xử lý đáy ao Aqua giúp phân hủy các chất thải hữu cơ trong ao nuôi mà không sinh ra khí độc gây hại cho tôm

Thức ăn thừa, tảo tàn, xác tôm chết tích tụ đáy ao là nguyên nhân sản sinh ra khí độc khiến tôm bị xuất huyết đường ruột. Chính vì vậy, bà con nên sử dụng vi sinh Aqua để làm sạch đáy ao nuôi, ngăn chặn hình thành khí độc.

* Công dụng nổi bật của Aqua:

– Phân hủy thức ăn thừa, phân và xác tôm, xác tảo tích tụ đáy ao.

– Cắt tảo độc, hạn chế độc tố tiết ra từ hiện tượng tảo tàn, rớt tảo.

– Giảm mùi hôi nước xi phông đáy, khử nhớt sạch bạt.

– Giảm hàm lượng khí độc như NH3, NO2, H2S

* Cách sử dụng:

Bà con hòa Aqua (Dạng bột) với nước và tạt thẳng xuống ao. Sau đó khởi động chạy máy sục khí hoặc mở quạt để tăng cường hiệu quả sản phẩm.

* Liều lượng và tần suất sử dụng:

Tháng thứ 1: Dùng 100g Aqua cho 5.000m3 nước, sử dụng 5 ngày/lần.

Tháng thứ 2: Dùng 150g Aqua cho 5.000m3 nước, sử dụng 5 ngày/lần.

Tháng thứ 3: Dùng 200g Aqua cho 5.000m3 nước, sử dụng 5 ngày/lần.

Tháng thứ 4: Dùng 250g Aqua cho 5.000m3 nước, sử dụng 5 ngày/lần.

Bổ sung vi sinh Mipe hỗ trợ đường ruột tôm

Men vi sinh Mipe giúp hệ tiêu hóa tôm khỏe hơn và hạn chế tôm bị đường ruột đỏ
Men vi sinh Mipe giúp hệ tiêu hóa tôm khỏe hơn và hạn chế tôm bị đường ruột đỏ

Khi tôm bị ruột đỏ tức là hệ tiêu hóa của tôm có vấn đề. Chính vì vậy thời điểm này bà con cần bổ sung men vi sinh Mipe vào khẩu phần ăn hàng ngày cho tôm, để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Ngoài ra, trong suốt quá trình nuôi, nếu bà con sử dụng Mipe sẽ giúp tôm nở ruột, chắc thịt và lớn nhanh hơn. Sản phẩm đạt các chứng nhận uy tín như ISO, GSP và được Tổng cục Thủy sản cấp phép lưu hành trên toàn quốc.

* Công dụng của sản phẩm Mipe:

– Bổ sung vi sinh vật đặc hiệu và Enzyme vào thức ăn hàng ngày giúp tôm tiêu hóa nhanh và hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng, tăng cường đề kháng, ngăn ngừa tôm bị xuất huyết đường ruột.

– Khi trộn Mipe vào sẽ kích thích tôm bắt mồi nhanh, tiêu thụ lượng thức ăn một cách triệt để, từ đó giảm lượng thức ăn thừa trong ao, hạn chế tình trạng ô nhiễm nước tạo điều kiện cho vi sinh vật gây hại phát triển.

– Ức chế cạnh tranh với các vi sinh vật có hại khiến tôm bị xuất huyết đường ruột, điển hình là nhóm vi khuẩn Vibrio.

– Củng cố hệ vi sinh vật có lợi cho đường ruột, giúp đường ruột của tôm to, đẹp, đồng đều, không bị đứt quãng, đứt khúc.

– Bà con có thể dùng Mipe sau khi sử dụng kháng sinh để phục hồi chức năng tiêu hóa cho tôm.

* Liều lượng và tần suất sử dụng:

Bà con hòa tan Mipe với nước sạch rồi trộn đều với thức ăn.

Hỗ trợ điều trị tôm bị xuất huyết đường ruột: Trộn 5g Mipe cho 1 kg thức ăn và cho ăn liên tục từ 5 – 7 ngày.

Tôm bị xuất huyết đường ruột ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất vụ nuôi và kinh tế của bà con. Chính vì vậy, bà con cần trang bị đầy đủ các kiến thức về căn bệnh này, để biết cách phòng ngừa hay điều trị bệnh một cách kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu rủi ro thiệt hại kinh tế.

Nếu bà con còn thắc mắc về tình trạng đường ruột tôm bị đỏ hoặc cần tư vấn về các sản phẩm vi sinh Bio Active, Aqua và Mipe hãy liên hệ đến HOTLINE: 0916 859 166. Chúc bà con nuôi tôm bội thu tiền tỷ nhé!

Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam
– Fanpage: https://www.facebook.com/vftgroup
– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn