Hiện tượng tôm bị lỏng đường ruột, ruột rỗng hoặc thức ăn không đầy ruột xuất hiện phổ biến khi bà con nuôi tôm với mật độ cao. Đây là nguyên nhân khiến cho tôm còi cọc, tăng kích thước chậm, kéo dài thời gian nuôi, FCR cao và khi bán ra sẽ không được giá cao.
Để hạn chế nỗi lo này, bà con nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả mà VFT Group sẽ hướng dẫn qua bài viết sau đây.
Đường ruột là nơi tập trung của nhiều vi sinh vật có lợi và cả có hại. Chức năng của đường ruột có vai trò sản xuất các enzyme để tham gia vào quá trình tiêu hóa, chuyển đổi và hấp thu dinh dưỡng cũng như là đào thải độc tố có trong thức ăn.
Khi đường ruột tôm gặp vấn đề hoặc tôm bị lỏng đường ruột sẽ khiến cấu trúc đường ruột bị biến đổi, mất cân bằng hệ vi sinh hoặc chức năng sẽ bị suy giảm.
Theo VFT Group, một vài nguyên nhân khiến cho tôm bị lỏng đường ruột có thể được kể đến như:
– Do nhóm vi khuẩn Vibrio (Vibrio Harveyi, Vibrio Vulnificus,..) và trùng 2 tế bào: Nhóm vi khuẩn này đã được các nhà nghiên cứu xác định là nguyên nhân chính gây bệnh lỏng đường ruột trên tôm. Ngoài ra, sự xuất hiện của trùng 2 tế bào như Vermiform và Gregarine cũng tác động đáng kể đến sức khỏe đường ruột của tôm.
– Do môi trường nước: Môi trường nước ao nuôi cũng chứa nhiều yếu tố gây bệnh như nấm và các loại tảo độc (tảo giáp, tảo lam, tảo đỏ,..). Khi tôm ăn phải tảo sẽ tiết ra độc tố, làm lớp biểu bì mô ruột tôm bị tê liệt, không hấp thụ được thức ăn. Đặc biệt, thức ăn thừa, lợn cợn và chất thải,… cũng góp phần làm cho đáy ao bị ô nhiễm, phát sinh vi khuẩn khiến tôm bị lỏng đường ruột.
– Do bước vào giai đoạn giao mùa (Từ tháng 6 → tháng 8): Thời điểm này sẽ xuất hiện các hiện tượng như mưa kéo dài sau đó lại nắng gắt, làm pH và nhiệt độ trong ao thay đổi thất thường, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm vi khuẩn vibrio và trùng 2 tế bào như Vermiform, Gregarine,.. phát triển gây bệnh lỏng ruột trên tôm.
– Do nguồn thức ăn: Nếu thức ăn để lâu bị ẩm mốc hoặc kém chất lượng sẽ sản sinh ra độc tố, khiến mô ruột gặp tổn thương nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm gặp trừ khi bà con bảo quản thức ăn kém hoặc mua thức ăn rẻ tiền không rõ nguồn gốc xuất xứ.
– Do sử dụng kháng sinh: Bà con dùng kháng sinh để điều trị cho tôm cũng sẽ làm mất đi sự cân bằng hệ vi khuẩn và làm tổn thương các mô ở đường ruột. Vì vậy mà bà con nên hạn chế dùng kháng sinh, thay vào đó hãy sử dụng vi sinh để không ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường.
—->Tham khảo thêm bài viết: “Dấu hiệu tôm bị đường ruột“
Một số dấu hiệu sau đây có thể giúp bà con nhận biết được tôm bị đường ruột lỏng:
– Đường ruột tôm bị lỏng: Hiện tượng này còn được gọi là “chạy ruột”, ruột tôm sẽ không giữ được cấu trúc bình thường, bị lỏng và chứa nhiều dịch, chất dịch di chuyển qua lại khi tác động nhẹ lên thân tôm.
– Tôm giảm ăn: Bà con kiểm tra nhá sẽ thấy tôm ăn ít hơn bình thường và giảm ăn mức độ từ 30 – 50%.
– Tôm bị mềm vỏ, ốp thân hoặc rớt đáy: Vỏ tôm mềm, sần sùi, có màu nhạt và số lượng tôm rớt đáy sẽ nhiều hơn nếu không xử lý kịp thời.
– Đường ruột tôm tối màu: Đường ruột có màu nâu vàng hoặc đen nhạt.
– Tôm bị lỏng đường ruột, sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.
– Biểu hiện lỏng ruột nếu kéo dài có thể khiến tôm bị ốp thân, còi cọc, chậm lớn. Nếu không khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến tôm bị bệnh phân trắng hoặc bị các bệnh khác và chết.
– Tình trạng lỏng ruột làm giảm chất lượng và giá trị của tôm khi thu hoạch. Từ đó làm giảm năng suất và lợi nhuận của bà con.
– Tiến hành cải tạo ao để xử lý các cặn bã, chất thải và diệt vi khuẩn, virus, tảo độc,… trước khi thả tôm. Đây là việc rất cần thiết để loại bỏ các mầm bệnh có khả năng khiến tôm bị lỏng đường ruột.
– Cần kiểm tra nhá và điều chỉnh lượng thức ăn theo nhu cầu của đàn tôm. Tránh để dư thừa quá nhiều làm ô nhiễm nước ao. Ngoài ra, bà con cần kiểm soát tốt chất lượng thức ăn, bảo quản thức ăn ở nơi thoáng mát để không bị nấm mốc gây độc cho tôm, tránh tích trữ quá nhiều trong thời gian dài.
– Kiểm tra độ pH, độ kiềm trong ao thường xuyên, nhất là khi thời tiết giao mùa, nắng mưa thất thường. Duy trì ổn định các chỉ số này trong suốt vụ nuôi để ngăn chặn mầm bệnh phát triển.
– Chọn tôm giống ở các cơ sở uy tín, có tên tuổi trên thị trường và có giấy chứng nhận sạch bệnh để tránh trường hợp tôm con bị lây bệnh từ bố mẹ.
Định kỳ dùng bộ đôi vi sinh Bio Active (Xử lý nước ao) và Aqua (Xử lý đáy ao) của VFT Group. Giữ cho môi trường ao nuôi sạch sẽ là cách hạn chế vi khuẩn, vi rút phát triển gây bệnh cho tôm
Bio Active giúp phân hủy các chất hữu cơ, thức ăn thừa, phân tôm, xác tảo tàn và các chất bẩn khác bị mưa cuốn trôi xuống ao trong suốt quá trình nuôi, giúp nước ao luôn sạch sẽ.
Các lợi khuẩn trong Bio Active sẽ cạnh tranh môi trường sống và thức ăn với các hại khuẩn thuộc nhóm Vibrio, là một trong những nguyên nhân dẫn đến tôm bị lỏng đường ruột.
Aqua có khả năng cắt tảo độc rất hiệu quả, đánh bay tảo giáp, tảo mắt, tảo đỏ chỉ sau một liệu trình sử dụng. Ngoài ra, Aqua còn giúp giảm hàm lượng các khí độc hòa tan trong ao nuôi như Amoniac (NH3), Nitrite (NO2), Hydro Sulfua (H2S), tránh tình trạng tôm chết ngạt, nổi đầu vào sáng sớm.
– Bên cạnh các biện pháp trên, bà con nên bổ sung thêm men vi sinh Baci La cho tôm ngay từ đầu vụ nuôi. Baci La chứa hàng tỷ lợi khuẩn cùng các loại vitamin và hỗn hợp 10 loại enzyme hữu hiệu, giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường tiêu hóa, phòng ngừa hiệu quả các bệnh đường ruột cho tôm, trong đó có bệnh lỏng ruột.
*Thành phần của Baci La: Trong 1 hũ Baci La 500g chứa:
– Bacillus spp:……..109 CFU/kg
– Lactobacillus spp:……………… 109 CFU/kg
– Beta glucan và tá dược bột talc vừa đủ 1kg
– Bổ sung hệ vi sinh: Saccharomyces cerevisiae; Chaetomium spp; và các loại Vitamin B1; Vitamin B12; Vitamin C; hỗn hợp hơn 10 loại enzyme hữu hiệu: Phytase, amylase, xylanase, protease,cellulose, mannanase, pectinase, B-Glucanase, a-Galactosidase, lipase.
*Công dụng:
– Phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và giảm hiện tượng ruột lỏng, rỗng ruột, phân lỏng, phân đứt khúc, phân trắng.
– Bổ sung lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường tiêu hóa, tăng cường việc chuyển hóa các chất khó tiêu trong thức ăn. Nhờ đó giúp tôm nở ruột, tiêu hóa và hấp thu tốt hơn.
– Phòng và hỗ trợ điều trị bệnh EHP trên tôm.
– Tăng cường hệ miễn dịch, gia tăng tỷ lệ sống cho tôm và ngăn ngừa hiện tượng tôm chết không rõ nguyên nhân.
*Cách sử dụng để ngăn ngừa tôm bị lỏng đường ruột:
– Hòa tan 3g Baci La (Dạng bột) với 50ml nước sạch rồi phun đều dung dịch lên 1kg thức ăn, để trong vòng 10 phút cho dung dịch ngấm vào thức ăn, rồi cho tôm ăn. Tần suất cho ăn 4 lần/ngày.
*Lưu ý:
– Không để dung dịch đã hòa tan quá 2 giờ đồng hồ.
– Baci La có thể dùng với các loại men tiêu hóa khác để cải thiện hệ tiêu hóa cho tôm tối thiểu 2 tuần. Nhưng không được sử dụng men tiêu hóa liên tục trong thời gian này.
Nếu phát hiện tôm bị lỏng đường ruột, bà con cần tiến hành thực hiện xử lý với các cách sau:
– Ngưng cho tôm ăn từ 1 đến 2 ngày. Sau đó cho ăn lại nhưng chỉ dùng 50% lượng thức ăn và tăng dần vào những ngày kế tiếp.
– Thay nước ao từ 30 – 50% nếu tôm khỏe và diệt khuẩn bằng các loại hóa chất như Iodine, BKC… Lưu ý không được sử dụng quá liều vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm.
– Bón thêm vôi, Zeolite, Yucca cho ao để ổn định độ pH, độ kiềm cũng như là loại trừ khí độc.
– Dùng vi sinh Bio Active (Xử lý nước ao) và Aqua (Xử lý đáy ao) để cải thiện môi trường nước ao nuôi nhằm tiêu diệt mầm bệnh.
– Bổ sung các loại vi sinh như Mipe và Baci La vào thức ăn cho tôm để củng cố lại hệ vi sinh đường ruột, phục hồi và tăng cường chức năng đường ruột tôm.
Hiện các sản phẩm vi sinh Bio Active, Aqua, Baci La và Mipe đang được áp dụng chương trình ưu đãi đặc biệt chỉ có trong tháng này, bà con liên hệ ngay với kỹ sư VFT Group qua HOTLINE: 0916 859 166 để đặt hàng và nhận tư vấn sản phẩm miễn phí. Chúc quý bà con có một mùa vụ siêu lợi nhuận nhé!
Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam
– Fanpage: https://www.facebook.com/vftgroup
– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn