Hầu hết trong các ao nuôi tôm thường xuất hiện tảo và chúng bao gồm cả tảo có lợi và tảo gây hại. Trong đó tảo khuê là loại tảo có lợi và là nguồn thức ăn tự nhiên mang lại giá trị dinh dưỡng cao, đóng vai trò quan trọng trong quá trình nuôi tôm. Bên cạnh đó, chúng còn có tác dụng đặc biệt trong việc lọc nước và cân bằng hệ sinh thái trong ao nuôi, hạn chế sự phát triển của các loại tảo sợi không mong muốn.
Vì những lý do trên tảo khuê trong ao nuôi tôm được xem là môi trường lý tưởng cho tôm sinh trưởng và phát triển. Vậy chúng có những đặc điểm gì và cách gây màu tảo khuê như thế nào, mời bà con cùng VFT Group xem qua ngay bài viết dưới đây nhé!
Tảo khuê hay còn gọi là tảo cát hoặc tảo silic, là một loại tảo có lợi trong ao tôm. Chúng xuất hiện rộng rãi khắp nơi ở khu vực nước mặn, nước ngọt, đất hoặc cả trên mặt đất. Chúng có cấu tạo đơn bào sống đơn lẻ hoặc tập hợp lại thành nhóm, khả năng di chuyển hạn chế. Tương tự như các loại tảo khác, chúng sẽ hấp thụ Carbon Dioxide (CO2) và ánh sáng mặt trời để sản xuất ra oxy. Tảo khuê trong ao nuôi tôm đóng vai trò quan trọng đối với môi trường nước và sức khỏe của tôm.
Về hình dáng thì có 4 loại chính là hình quạt, hình zigzag, hình sợi và hình ngôi sao. Tảo khuê có thành tế bào là 2 mảnh vỏ lắp khít vào nhau với lớp vỏ được cấu tạo từ silica (SiO2), chứa tế bào chất bên trong. Tế bào của chúng có sắc tố chứa chlorophyll a, c, beta-carotene (fucoxanthin, diatoxanthin và diadinoxanthin) tạo nên màu tế bào từ vàng tới nâu vàng. Kích thước của chúng rất nhỏ và thay đổi theo thời gian, có thể từ vài mm cho đến 1mm.
Để nhận biết loại tảo này chiếm ưu thế trong ao, màu nước ao nuôi sẽ có màu vàng nâu hoặc có thể là màu nước trà. Thông thường, nhóm tảo này thường xuất hiện nhiều ở ao nuôi bao gồm Cheatoceros sp, Skeletonema sp, Navicula sp, Nitzschia sp… và phát triển khi ao nuôi có nguồn dinh dưỡng thấp, nhất là ở giai đoạn đầu vụ nuôi (Tỷ lệ đạm/lân > 15/1)
Tảo khuê trong ao nuôi tôm góp phần tạo môi trường thuận lợi cho tôm sinh trưởng với khả năng lọc nước và cân bằng hệ sinh thái ao, hấp thụ CO2 có hại và tạo ra khí Oxy có lợi, hạn chế các chất độc Amoniac và kim loại nặng.
Tảo khuê trong ao nuôi tôm còn là nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao. Tôm thích ăn loại tảo này hơn là thức ăn viên công nghiệp. Chúng chứa hỗn hợp các axit béo không bão hòa, magie, sterol, sắt và canxi nhưng không chứa xenluloza, vì vậy mà tôm có thể tiêu hóa và hấp thu rất tốt. Vì vậy nếu ao nuôi có chứa tảo khuê sẽ cho năng suất cao hơn và tiết kiệm được lượng thức ăn lên đến 15%. Đa phần nguồn thức ăn yêu thích của tôm sẽ là tảo khuê thay vì là thức ăn viên cho ăn hàng ngày.
Tảo silic phát triển tốt trong ao nuôi sẽ tạo độ đục phù hợp, việc này sẽ hạn chế được ánh nắng mặt trời xuyên thấu. Từ đó nhiệt độ trong ao nuôi sẽ giảm xuống, tôm sẽ không phải chịu sức nóng trực tiếp từ ánh nắng và hạn chế được tình trạng tảo độc phát triển gây hại đến tôm. Nhờ vậy mà góp phần giúp tôm dễ bắt mồi hơn và giảm hiện tượng tôm ăn thịt đồng loại.
Tảo khuê cạnh tranh môi trường sống và chất dinh dưỡng với một số vi khuẩn có hại, hạn chế bùng phát dịch bệnh cho tôm. Ngoài ra, chúng còn có khả năng ổn định hệ sinh thái và chất lượng nước. Việc tận dụng cách nuôi tảo silic hợp lý sẽ giúp nâng cao chất lượng tôm và cải thiện năng suất vụ nuôi một cách đáng kể.
Tạo màu nước chính là xây dựng hệ vi sinh có lợi cho tôm. Thực tế có khá nhiều cách gây màu nước tảo khuê nhưng phương pháp sử dụng men vi sinh Bio Active được bà con nuôi tôm lâu năm rất ưa chuộng, nhờ khả năng gây màu hiệu quả nhanh chóng chỉ sau Nửa ngày mà không cần phải ủ như các loại khác. Việc này sẽ giúp tiết kiệm thời gian mà hiệu quả vẫn không bị ảnh hưởng.
Bio Active là chế phẩm vi sinh, không chứa kháng sinh, hormone hay các chất độc hại nên an toàn tuyệt đối cho tôm, môi trường và sức khỏe của bà con. Ngoài khả năng gây màu nước tảo khuê cho ao nuôi, Bio Active còn có giúp phân hủy chất hữu cơ làm sạch nước, giảm hàm lượng khí độc và ức chế các vi sinh vật gây bệnh.
Quy trình cách gây màu nước tảo khuê cho ao nuôi nên được tiến hành trước khi thả tôm. Bà con thực hiện như sau:
– Nguồn nước cấp đã được xử lý kỹ sau khoảng 3 ngày thì bắt đầu đánh men vi sinh Bio Active để gây màu tảo khuê. Ao lên màu nâu trà được khoảng 3 ngày thì bà con có thể thả giống.
– Liều lượng: 1 lít Bio Active cho khoảng 10.000m3 nước, đánh định kỳ 5-7 ngày/lần (tháng đầu thả giống) và 3-5 ngày/lần (từ tháng thứ 2 trở đi).
– Hướng dẫn sử dụng: Bà con chỉ cần pha Bio Active với nước ao rồi tạt trực tiếp xuống ao, không cần ngâm ủ hay sục khí, rất tiết kiệm thời gian và công sức. Thời điểm tốt nhất để gây màu nâu trà hiệu quả là vào buổi sáng từ 8 – 10 giờ khi trời có nắng (Sản phẩm có thể sử dụng hầu hết ở mọi loại ao nuôi như ao đất, ao đất lót bạt, ao xi măng, ao composite, ao khung thép lót bọt…)
– Lưu ý: Không pha Bio Active với nước ấm, nước nóng hoặc nước sinh hoạt (có chứa clo) sẽ làm chết các vi khuẩn có lợi. Mặc dù gây màu nước thành công nhưng bà con cần phải sử dụng định kỳ trong tháng đầu tiên vì ấu trùng tôm sẽ thích ăn tảo khuê hơn là thức ăn công nghiệp.
Từ tháng thứ 2 đến khi thu hoạch, ao nuôi sẽ chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn do lượng thức ăn dư thừa, chất thải của tôm tích tụ. Lúc này tảo độc có cơ hội sinh sôi phát triển mạnh và chiếm ưu thế trong ao. Ngoài ra, vi sinh Bio Active có khả năng phân hủy các chất hữu cơ tích tụ đáy ao giúp bà con kiểm soát lượng thức ăn dư thừa cũng như vỏ và chất thải của tôm.
Bà con sử dụng phương pháp bón phân hóa học cũng là 1 cách hiệu quả để gây màu tảo khuê trong ao nuôi tôm. Cách này thường được thực hiện ở giai đoạn đầu vụ nuôi và nên thực hiện 1 đến 2 tuần trước khi thả giống. Liều lượng đầu tiên để bón phân hóa học ở lần đầu tiên chỉ nên dao động ở mức 0,95 ppm nitơ và 0,11 ppm phospho.
Ví dụ thực tế:
Nếu như ao nuôi có diện tích 1h và có độ sâu là 0,8m –> Thể tích nước trong ao nuôi: 1.000 x 0,8 = 8.000m3.
– Hàm lượng nitơ cần đạt là 0,95 ppm thì ta cần dùng 8.000 x 0,95 = 7.600g = 7,6kg Nitơ.
– Hàm lượng phospho cần đạt là 0,11 ppm thì ta cần dùng 8.000 x 0,11 = 880g = 0,88kg Phospho.
Sau khi bà con xác định được lượng dinh dưỡng cần đạt, lượng phân bón hóa học dựa theo hàm lượng dưỡng chất sẽ được tính theo cách như sau:
Lượng phân bón hóa học cần sử dụng = Lượng dưỡng chất cần đạt / % dưỡng chất phân bón
– Khi bón phân phân Ammonium Sulfate (21% Nitơ) –> Hàm lượng phân bón cần dùng sẽ là 7,6 / 0,21 = 36,1kg.
– Khi bón phân Triple Superphosphate (39% Phospho) –> Hàm lượng phân bón cần dùng sẽ là 0,88 / 0,39 = 2,25kg.
Phân bón bị hấp thụ ở nền đáy ao do đó bà con cần tiến hành bón nhiều lần, mỗi lần một lượng nhỏ, lặp lại từ 7 đến 10 ngày sẽ hiệu quả hơn. Sau mỗi lần bón phân thì quan sát mức độ phát triển của tảo khuê rồi điều chỉnh liều lượng cho phù hợp. Liều lượng phân bón sẽ phụ thuộc vào điều kiện môi trường của từng vùng miền và điều kiện thời tiết ở từng thời điểm trong năm.
Lưu ý:
Một trong những cách gây màu nước tảo khuê trong ao nuôi tôm hiệu quả là sử dụng hỗn hợp cám gạo, bột cá, bột đậu nành để gây màu cho ao nuôi. Bà con ủ hỗn hợp trên theo tỷ lệ 2:1:2.
Hy vọng qua bài viết này bà con sẽ hiểu được tầm quan trọng của tảo khuê trong ao nuôi tôm cũng như có kiến thức để chọn phương pháp gây màu phù hợp. Nếu bà con cần tư vấn kiến thức về nuôi tôm hoặc đặt mua sản phẩm Bio Active với ưu đãi không giới hạn, vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 0916 859 166 của VFT Group để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam
– Fanpage: https://www.facebook.com/vftgroup
– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn