Tảo đỏ hay tảo giáp là một loại tảo độc có khả năng lây lan rộng trong ao tôm. Chúng không chỉ đe dọa đến sức khỏe của tôm mà còn ảnh hưởng đến cả hệ sinh thái trong ao nuôi. Được biết đến như là một loại tảo đơn bào 2 roi, thường sống chủ yếu ở nước mặn nhưng cũng có thể phát triển trong nước ngọt. Với vách tế bào cứng và có thể di chuyển nhanh chóng, tảo đỏ trở thành thách thức lớn đối với bà con nuôi tôm.
Để hiểu rõ hơn về các tác hại và các biện pháp hạn chế sự hình thành của tảo đỏ trong ao nuôi tôm, VFT Group mời bà con cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Nguyên nhân làm xuất hiện tảo đỏ trong ao nuôi tôm thường gặp là:
Thay vì đợi đến lúc tảo đỏ trong ao nuôi tôm phát triển dày đặc rồi mới tìm cách xử lý, bà con nên có biện pháp phòng ngừa ngay từ giai đoạn đầu của vụ nuôi. Chẳng hạn như:
Một vài lưu ý khác có thể phòng ngừa tảo đỏ trong ao nuôi tôm:
Trường hợp ao có dấu hiệu xuất hiện tảo đỏ, cần kiểm tra mật độ, loại và mức độ phát triển của chúng để có phương án xử lý kịp thời. Dưới đây là những cách diệt tảo đỏ trong ao nuôi tôm phổ biến nhất:
Một số nơi nói Zeolite và Bentonite có thể dùng để tiêu diệt tảo đỏ nhưng trên thức tế 2 chất này chỉ có công dụng hấp thụ khí độc và hỗ trợ xử lý bùn đáy trong ao nuôi.
– Chlorin là một chất diệt khuẩn mạnh nhưng chỉ sử dụng để xử lý nước ao lắng. Không nên sử dụng Chlorin để diệt tảo trong nước ao nuôi vì sẽ gây sốc cho tôm cá. Đối với ao lắng nếu sử dụng can 20l thì bà con sử dụng liều lượng 3l/1000m3, còn với chai 1 lít thì bà con sử dụng 2 chai/1000m3 để cắt tảo đỏ.
– Lưu ý: Sau khi sử dụng Chlorine để xử lý tảo ở ao lắng, bà con phải phơi ao cho Chlorine bay hơi hết và tuyệt đối không sử dụng men vi sinh ngay lập tức vì sẽ không có tác dụng.
Vôi là phương pháp được áp dụng lâu đời trong việc tăng pH trong ao nuôi, ngoài ra còn có chức năng cắt tảo độc. Để xử lý tảo đỏ VFT khuyến khích bà con sử dụng vôi CaCO3, liều lượng hợp lý để sử dụng là 10-20kg/1.000m3. Bà con hòa tan vôi với nước rồi tạt đều quanh ao vào lúc 22-24h. Sử dụng liên tục trong 2 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Đối với ao nuôi lót bạt, sau khi cắt tảo nên tiến hành xi phông đáy ao để vôi không lắng tụ ở dưới nền đáy ao.
Đồng Sulfat là chất dễ dàng sử dụng và mang hiệu quả không kém 2 biện pháp trên. Do có giá thành rẻ và dễ mua trên thị trường, vì thế được nhiều người ưa chuộng dùng để cắt tảo. Chỉ cần hòa tan Đồng Sulfat với nước rồi tạt đều trên bề mặt ao với liều lượng an toàn 0,5-0,7kg/3000-4000m3. Sử dụng lúc trời tắt nắng, tuy nhiên nhược điểm của cách này sẽ làm tảo chết đột ngột số lượng lớn gây sụp tảo.
—–> Tham khảo thêm bài viết ao tôm bị sụp tảo
Xử lý tảo đỏ bằng hóa chất: BKC 8000, theo liều lượng 1,5 lít/2000 m3 nước, lúc trời nắng (50% tạt nơi có tảo, 50% tạt đều ao), chạy quạt liên tục để dung dịch hòa tan đều ao.
Siêu vi sinh Bio Active chứa thành phần Bacillus spp, Rhodopseudomonas spp, Saccharomyces cerevisiae giúp cắt tảo, đánh bay khí độc và phân hủy thức ăn dư thừa trong ao. Tạo nên môi trường nước bất lợi khiến cho tảo đỏ không thể sinh trưởng và dần lụi tàn. Ngoài ra còn giúp gây màu tảo khuê trong nửa ngày, ổn định nguồn nước ao. Chỉ với 1 chai Bio Active với dung tích 1 lít với đa công dụng như thế này, bà con có thể tiết được kiệm thời gian, chi phí nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao và an toàn tuyệt đối.
Liều dùng tham khảo:
– Dùng 1 lít Bio Active cho 10.000m3 nước. Hòa tan vi sinh vào nước rồi tạt đều khắp bề mặt ao. Trong trường hợp tảo dày đặc, bà con nên kết hợp vi sinh với 0.5-1kg mật rỉ đường và 50-100 lít nước ao, để trong 2 giờ, không cần sục khí rồi tạt đều xuống ao. Bà con sử dụng vào ban đêm tầm 9 đến 10 giờ để cắt tảo đỏ trong ao tôm.
Lưu ý khi dùng:
– Bà con cần kiểm tra thông số pH, độ kiềm, và nồng độ chất diệt khuẩn trước khi đánh vi sinh xuống để có hiệu quả cao nhất.
– Dùng được cho hầu hết loại ao nuôi như ao xi măng, ao đất, ao đất lót bạt, ao khung thép lót bạt, ao composite…
Tảo đỏ (Rhodophyta) hay còn được biết đến với tên khác là tảo giáp có màu sắc từ hồng đến đỏ do chứa nhiều sắc tố Phycobilin. Đây là một loại tảo độc gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái ao tôm. Hiện nay có hơn 2.000 loài tảo đỏ được biết đến, chúng thường sống ở các vùng nước mặn hoặc nước ngọt, tồn tại dưới dạng đơn bào với hình dáng dạng sợi hoặc hình cầu.
Trong môi trường ao nuôi tôm, đặc biệt là khi ao nuôi có độ mặn cao, tảo đỏ sẽ bùng phát mạnh mẽ gây nên tình trạng thiếu hụt nguồn oxy đáng kể. Đây cũng là lý do khiến tôm nổi đầu để thở vì không thể hô hấp.
Sự hình thành tảo đỏ trong ao nuôi tôm thường liên quan đến nhiều yếu tố như nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh, độ pH thấp, sự dư thừa thức ăn, phân tôm tích tụ, đáy ao dơ bẩn. Với các yếu tố này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tảo đỏ phát triển với mật độ cao, khiến màu nước trong ao thay đổi. Đặc biệt, khi trời nắng nóng kéo dài sẽ góp phần cho tảo đỏ quang hợp mạnh mẽ. Khi quan sát, bà con có thể thấy các mảng tảo đỏ hoặc màu nâu đậm xuất hiện trên bề mặt ao tôm.
Để xử lý tình trạng này, việc quản lý tốt các yếu tố như lượng thức ăn, phân tôm, cải tạo đáy ao là rất cần thiết. Bên cạnh đó còn có những biện pháp kỹ thuật khác như kiểm soát chỉ số môi trường ao nuôi và ánh sáng mặt trời để hạn chế tảo đỏ sinh sôi.
Khi tảo phát triển quá mức nước ao thường có màu nâu đỏ, vàng nâu đậm hơi đỏ và nước hơi quánh lại. Tương tự như các loài tảo khác, tảo đỏ cũng thực hiện quá trình quang hợp nên khi trời nắng sẽ nổi váng màu đỏ hoặc nâu đỏ trên mặt nước.
Về đêm hay sáng sớm, nếu thấy tôm nổi đầu có thể là do tảo đỏ đã phát triển trong ao tôm với mật độ cao làm thiếu hụt oxy trầm trọng. Ngoài ra, tảo đỏ còn làm cho nước ao xuất hiện hiện tượng phát sáng.
– Tảo đỏ có vách tế bào cứng và khi tôm ăn phải sẽ không tiêu hóa được, gây tắc nghẽn hoặc đứt đoạn đường ruột. Ngoài ra, khi tảo đỏ bùng phát với số lượng nhiều sẽ cạnh tranh nguồn dinh dưỡng và môi trường sống trong ao nuôi.
– Tảo đỏ làm phát sinh khí độc NH3, NO2 khi tảo tàn. Nếu lượng khí độc này tiếp xúc với tôm sẽ khiến tôm bỏ ăn, rớt cục thịt hoặc bơi lờ đờ…
– Tảo đỏ khi phát triển nhiều còn tiết độc tố gây độc cho tôm.
– Nếu mật độ tảo đỏ trong ao nuôi tôm quá dày, cạnh tranh oxy với tôm, gây thiếu oxy trầm trọng về đêm sẽ làm cho tôm nổi đầu vào ban đêm hoặc sáng sớm.
– Tảo đỏ thường chìm xuống đáy ao vào ban đêm gây ra hiện tượng ao phát sáng, ảnh hưởng đến tập tính của tôm như giảm khả năng bắt mồi, dễ stress, bỏ ăn hoặc chết rải rác.
– Tảo đỏ hạn chế sự phát triển của các loại tảo có lợi khác như tảo khuê, tảo lục do nó cạnh tranh và hấp thu hết nguồn dinh dưỡng cần thiết.
Bên cạnh đó, các loại tảo trong nhóm tảo đỏ có chứa độc tố gây ảnh hưởng đến tôm và môi trường ao nuôi như sau:
Trong nuôi tôm, việc phòng ngừa tảo đỏ trong ao nuôi tôm phát triển vẫn cần ưu tiên trên hết để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe tôm và năng suất của vụ nuôi. Thêm vào đó, bà con nên sử dụng vi sinh Bio Active để gây màu và duy trì tảo khuê tốt cho tôm, đồng thời ngăn chặn tảo đỏ xuất hiện. Nếu có vấn đề hoặc thắc mắc cần giải đáp về sản phẩm cũng như cách diệt tảo đỏ trong ao nuôi tôm, hãy liên hệ ngay với VFT Group qua HOTLINE: 0916 859 166 để được tư vấn miễn phí nhé!
Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam
– Fanpage: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup
– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vftgroup.thuysan