Vào thời điểm giao mùa là lúc tôm dễ bị tình trạng đứt ruột hoặc rỗng ruột. Tôm gặp hiện tượng trên có biểu hiện chậm ăn, tấp mé, thậm chí là chết rải rác. Điều này ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của toàn bộ đàn tôm, kéo dài thời gian nuôi, gây thất thoát vụ mùa, làm thiệt hại đến năng suất của bà con.
Vậy do đâu đường ruột tôm bị đứt khúc? Cách điều trị và phòng ngừa như thế nào? Mời bà con cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của VFT Group nhé!
Tình trạng đường ruột tôm bị đứt khúc thường xảy ra chủ yếu trong quý III và các tháng đầu tiên của quý IV trong năm. Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng đường ruột tôm bị đứt khúc mà bà con cần nắm:
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đường ruột tôm bị đứt khúc, trong đó VFT liệt kê 4 nguyên nhân thường gặp nhất, cụ thể:
+ Vi khuẩn: Hầu hết các chủng vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio đều có khả năng gây bệnh đường ruột. Khi vào trong đường ruột tôm, chúng gây viêm và phá hủy thành ruột, dẫn đến đường ruột tôm bị đứt khúc. Tuy nhiên, nếu Vibrio tồn tại với mật độ thấp (≤102CFU/ml) sẽ không gây hại cho tôm.
+ Ký sinh trùng: Ký sinh trùng Gregarine là một loài nguyên sinh động vật thường sống nhờ vào các vật chủ như: ốc, hến,… sinh sống ở đáy ao đất. Khi tôm ăn phải các loài sinh vật này sẽ tạo điều kiện để ấu trùng Gregarine xâm nhập vào ruột tôm, sau đó phát triển thành ký sinh sống bám vào đường ruột tôm khiến đường ruột tôm bị đứt khúc. Nguyên nhân này thường gặp ở mô hình nuôi ao đất hoặc ao chỉ lót bạt bờ.
+ Ao nuôi bị ô nhiễm: Ao nuôi không được cải tạo kỹ, nguồn nước không được xử lý triệt để, không quản lý tốt lượng thức ăn dẫn đến dư thừa nhiều, không định kỳ xử lý mùn bã hữu cơ tích tụ đáy ao, tảo tàn,… là những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ao nuôi. Ao nuôi ô nhiễm tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển và xâm nhập vào đường ruột, gây các bệnh đường ruột cho tôm, trong đó có bệnh đường ruột tôm bị đứt khúc.
+ Chế độ dinh dưỡng: Nếu bà con cho tôm ăn các loại thức ăn kém chất lượng hoặc bị ẩm mốc sản sinh nhiều độc tố, sẽ khiến cho quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng của tôm gặp vấn đề, dẫn đến đường ruột tôm bị đứt khúc.
+ Do va chạm vật lý: Đường ruột tôm bị đứt khúc có thể do va chạm vật lý, chẳng hạn như va đập mạnh hoặc nứt vỏ tôm. Điều này có thể xảy ra trong quá trình nuôi tôm hoặc do tác động từ các yếu tố môi trường khác nhau gây nên.
——> Tham khảo thêm bài viết: Dấu hiệu tôm bị đường ruột
Khi phát hiện tình trạng đường ruột tôm bị đứt khúc, bà con tiến hành theo các bước sau:
Ngưng cho tôm ăn trong vòng 1-2 ngày. Sau đó, cho ăn lại chỉ với 50% lượng thức ăn so với ban đầu, rồi từ từ tăng dần vào các ngày tiếp theo.
Nếu thấy tôm khỏe dần, bà con có thể thay 30 – 50% nước ao và sử dụng các hóa chất như BKC, KMnO4 để diệt khuẩn nước ao nuôi. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của đàn tôm để điều chỉnh liều dùng cho phù hợp.
Sau diệt khuẩn, bà con tiến hành cải thiện các thông số như độ kiềm, độ pH, oxy hòa tan về mức tối ưu nhất.
Đồng thời, bà con sử dụng các sản phẩm vi sinh như Bio Active, Aqua để gây lại hệ vi sinh có lợi cho ao nuôi. Và bổ sung Mipe vào thức ăn hàng ngày, giúp ổn định lại hệ vi sinh đường ruột, phục hồi khả năng tiêu hoá cho tôm. Từ đó khắc phục tình trạng đường ruột tôm bị đứt khúc một cách triệt để.
Để phòng ngừa tình trạng đường ruột tôm bị đứt khúc, bà con có thể thực hiện các biện pháp sau:
Để ngăn ngừa vi khuẩn có hại xuất hiện trong ao nuôi và gây bệnh đường ruột tôm bị đứt khúc, bà con nên sử dụng định kỳ các chế phẩm vi sinh làm sạch nước, xử lý lợn cợn và thức ăn dư thừa, cắt tảo độc, làm sạch đáy ao nuôi. Bà con có thể tham khảo vi sinh xử lý nước Bio Active và vi sinh xử lý đáy ao Aqua của VFT Group.
*Vi sinh xử lý nước Bio Active:
Bio Active là dòng chế phẩm sinh học cao cấp, chuyên xử lý môi trường nước ao nuôi tôm. Trong mỗi chai Bio Active dung tích 1L chứa hơn 10 tỷ lợi khuẩn với đa chủng vi sinh có hoạt tính cao, khả năng thích ứng môi trường rất nhanh, giúp bà con xử lý nhanh các vấn đề sau:
– Ức chế các vi sinh vật gây bệnh thuộc nhóm Vibrio gây bệnh phân trắng, đốm đen, hoại tử gan tụy và bệnh đường ruột tôm bị đứt khúc.
– Phân hủy nhanh các chất hữu cơ, thức ăn dư thừa, phân tôm, xác tảo tàn.
– Gây màu trà (màu tảo khuê) chỉ sau nửa ngày.
– Cắt tảo, giảm khí độc, khử nhớt, giảm mùi hôi đáy ao.
*Vi sinh xử lý đáy ao Aqua:
Sản phẩm Aqua giúp xóa tan nỗi lo nhớt bạt, khí độc hoặc tảo độc ở đáy ao nuôi tôm, từ đó hạn chế xuất hiện mầm bệnh gây các bệnh đường ruột ở tôm như đường ruột tôm bị đứt khúc. Nhờ đó, tôm phát triển khỏe mạnh, nhanh về size và tăng lợi nhuận cho bà con.
Công dụng nổi bật của Aqua có thể được kể đến như:
– Phân hủy nhanh bùn bã hữu cơ tích tụ đáy ao, hạn chế vi khuẩn có hại phát triển.
– Làm giàu nguồn vi sinh vật nền đáy ao nuôi với hàng tỷ lợi khuẩn.
– Làm giảm hàm lượng các khí độc hòa tan trong ao nuôi (NH3, NO2, H2S), tránh tình trạng tôm chết ngạt, nổi đầu vào sáng sớm.
– Cải tạo môi trường đáy ao hiệu quả: Giảm mùi hôi nước xi phông đáy, khử nhớt sạch bạt từ đó tiết kiệm được chi phí thuê nhân công lau chùi bạt.
Để phòng ngừa đường ruột tôm bị đứt khúc, bà con cần điều chỉnh lượng thức ăn sao cho phù hợp với nhu cầu của đàn tôm, tránh dư thừa quá nhiều làm ô nhiễm nước, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh xuất hiện.
Đồng thời, cần kiểm soát chặt chất lượng thức ăn, thường xuyên kiểm tra lượng thức ăn dự trữ tại ao, tránh để bị ẩm mốc, nấm,… gây bệnh đường ruột ở tôm.
Thực hiện kiểm tra sức khỏe của tôm mỗi ngày, thông qua việc quan sát hoạt động, hình thái và khả năng tiêu thụ thức ăn của tôm.
Nếu có dấu hiệu bất thường như tôm bơi lờ đờ, tấp mé, không búng nhảy như bình thường hay màu sắc đường ruột, gan tụy lạ hãy tiến hành các biện pháp chẩn đoán và điều trị sớm.
Có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng cho tôm. Men vi sinh 3 trong 1 Mipe của VFT Group là sản phẩm được bà con nuôi tôm trên cả nước tin dùng. Mipe – Giúp đường ruột tôm khỏe, kích tôm háu ăn, nhạy bắt mồi, tăng trưởng nhanh.
Đặc biệt, men vi sinh Mipe còn có khả năng ức chế cạnh tranh với các vi sinh vật gây bệnh thuộc nhóm Vibrio, hạn chế bệnh đường ruột tôm bị đứt khúc.
Khi bà con sử dụng Mipe trong suốt vụ nuôi, tôm khỏe ít bệnh sẽ góp phần làm giảm chi phí thuốc hay các loại kháng sinh. Chỉ với một hũ Mipe 500g, bà con có thể trộn được với 250kg thức ăn, hiệu quả và tiết kiệm.
Đường ruột là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể tôm. Vì vậy, khi đường ruột tôm bị đứt khúc sẽ ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác như gan, tụy, hệ miễn dịch của tôm,… Từ đó gây giảm năng suất vụ nuôi và thiệt hại kinh tế cho bà con.
Hy vọng VFT Group đã cung cấp thêm cho bà con những thông tin bổ ích về bệnh đường ruột tôm bị đứt khúc. Mọi thắc mắc bà con liên hệ qua số hotline 0979 071 915 để được VFT Group tư vấn chi tiết. Chúc bà con có vụ mùa thành công!
Tham khảo các kênh video của VFT để cập nhật thông tin mới nhất:
+ Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan
+ Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn
+ Facebook: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup