Tảo xanh hay còn được gọi là tảo lam, là loài tảo độc thường xuất hiện trong ao nuôi và dễ dàng quan sát được bằng mắt thường. Đặc điểm của chúng là nhiều váng xanh nổi trên mặt nước và có mùi hôi thối. Tảo xanh có tốc độ phát triển chậm hơn các loại khác, tuy nhiên khi thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiệt độ trên 25oC cùng với ánh sáng tốt tạo điều kiện thuận lợi để tảo xanh quang hợp và phát triển nhanh.
Để hiểu rõ hơn, VFT Group sẽ cung cấp cho bà con thông tin về tảo xanh cũng như các dấu hiệu nhận biết và cách xử lý tảo xanh nhanh chóng hiệu quả nhất. Bà con có thể tham khảo nhé!
Khi phát hiện tảo lam trong ao nuôi, bà con có thể xử lý bằng muối Đồng Sulfat để ức chế sự phát triển của chúng. Đây là một trong những cách diệt tảo xanh trong ao nuôi tôm được bà con áp dụng nhiều, vì dễ dàng thực hiện và có hiệu quả nhanh chóng.
Muối Đồng Sulfat (CuSO4 .5H2O) cấu tạo theo dạng tinh thể xanh và không mùi. Hòa vào nước sẽ phân ly và tạo thành Cu2+ và SO42-. Trong đó, Cu2+ không bị thủy phân nên làm ức chế quá trình quang hợp và hạn chế sự phát triển của tảo xanh.
Liều lượng khuyến khích sử dụng nằm ở mức an toàn là 1 mg/l hoặc 0,25 mg/l nếu độ kiềm trong ao nuôi ở mức 100 mg/l. Bà con hòa tan Đồng Sulfat với nước sạch rồi phun lên bề mặt ao nuôi. Ngoài ra, bà con có thể dùng Đồng Sulfat bỏ vào túi vải thô để buộc vào đuôi thuyền và sau đó khi thuyền chạy sẽ hòa tan lượng Đồng Sulfat vào nước.
***Lưu ý: Khi ao nuôi có độ pH và độ kiềm ổn định, bà con mới nên áp dụng cách xử lý tảo bằng đồng Sulfat. Vì nếu độ pH và độ kiềm thấp thì chỉ số ion Cu2+ sẽ tồn tại lâu gây độc cho tôm. Ngoài ra, bà con có thể sử dụng đồng Sulfat kết hợp Chelate đồng để giảm độc tính đối với tôm nuôi trong ao, hạn chế tác dụng phụ của phương pháp này.
Khi bà con phát hiện loại tảo này trong ao nuôi thì nên kiểm tra bộ đệm bicacbonat. Nếu chỉ số hệ đệm quá cao nên thay 30% nước để giảm tảo. Bà con nên thay nước vào ban đêm, để chất lượng nước ao được đảm bảo và không ảnh hưởng quá nhiều đến tôm.
Nếu chỉ số hệ đệm thấp thì tiến hành ngâm vôi nóng hoặc đá vôi khoảng 12 giờ theo liều lượng 30kg/1.000m3 , sau đó tạt đều quanh ao vào buổi tối trong khoảng thời gian từ 9h – 2h đêm. Bà con thực hiện cắt tảo bằng vôi liên tục trong 2 ngày mới có thể thấy được hiệu quả rõ rệt.
Lưu ý: Khi tảo phát triển quá mức gây nên hiện tượng tảo nở hoa thì nên dùng oxy già với liều lượng 5kg cho 1.000m3 và tiến hành tạt xuống ao lúc thấy tảo nổi nhiều.
– BKC (Benzalkonium Chloride): Đây là phương pháp có tác dụng kìm hãm sự phát triển của các loại tảo độc trong ao nuôi, ngoài ra khi dùng ở liều lượng thấp còn có thể kích tôm lột xác. Bà con cần tuân thủ theo đúng liều lượng ở mức an toàn với 1,5 lít/2.000m3 nước ao. Cách sử dụng rất đơn giản, chỉ cần hòa tan BKC với nước sạch rồi sau đó tạt xuống ao rồi chạy quạt tục vào thời điểm trời nắng gắt. Một điểm cần lưu ý nữa chính là sau khi sử dụng sẽ phát sinh tảo tàn và bà con cần tiến hành trục vớt hoặc xi phông đáy ao để hạn chế tôm ăn phải xác tảo tàn này. Đặc biệt hơn nữa là tôm trong ao phải lớn hơn 35 ngày tuổi thì mới có đủ sức khỏe tốt để chống chọi tốt với sự ảnh hưởng của BKC.
Sử dụng chế phẩm sinh học là một trong những cách cắt tảo xanh trong ao nuôi tôm hiệu quả được các chuyên gia khuyên dùng, đảm bảo an toàn mà không làm ảnh hưởng đến tôm cá. Đặc biệt không tốn chi phí để xử lý lại sau khi tảo tàn.
Khi phát hiện tảo lam, bà con sử dụng chế phẩm sinh học Bio Active chứa chủng Lactobacillus để cắt tảo, khử khí độc, đồng thời gây màu trà (màu tảo khuê) tạo môi trường lý tưởng cho tôm phát triển. Việc gây được màu tảo khuê và duy trì tảo trong ao nuôi cũng là cách ức chế sự phát triển trở lại của tảo xanh. Sử dụng vi sinh Bio Active cắt tảo nhanh chóng, an toàn mà ảnh hưởng đến tôm.
Ưu điểm vượt trội của dòng vi sinh này là không cần ngâm ủ, chỉ cần pha với nước và tạt trực tiếp xuống ao, tiết kiệm rất nhiều về thời gian và chi phí cho bà con. Men vi sinh Bio Active cam kết đem lại hiệu quả rõ rệt chỉ sau 1 đến 2 liệu trình sử dụng:
Định kỳ sử dụng vi sinh Bio Active để xử lý tảo xanh và ổn định nguồn nước ao nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho tôm phát triển. Liều lượng sử dụng như sau:
Tùy vào diện tích ao nuôi, mật độ tảo phát triển và mức độ ô nhiễm của ao nuôi mà bà con có thể điều chỉnh liều lượng Bio Active phù hợp để đảm bảo đạt hiệu quả tối đa.
Trong môi trường nước ao nuôi, việc hạn chế tảo phát triển là rất cần thiết. Thông qua các chỉ số như độ pH, độ mặn, bà con cần đảm bảo các chỉ số này ở mức tiêu chuẩn như:
Khi thực hiện cắt tảo nên tiến hành vào ban đêm khoảng 9h đến 11h, bởi vì có 2 nguyên do:
Vào ban ngày, tảo hoạt động mạnh do thực hiện quang hợp hấp thụ khí CO2 tạo ra khi Oxy và năng lượng. Lúc ban đêm, tảo hấp thụ khí oxy để đốt năng lượng dự trữ, giai đoạn này là lúc tảo yếu nhất. Vì vậy, cắt tảo lúc này sẽ giúp diệt được triệt để hơn.
Vào trời tối, tôm cũng trở nên ít hoạt động và hô hấp ít hơn, khi đó ta thực hiện các biện pháp cắt tảo sẽ không khiến tôm bị stress hay sốc.
Trước khi đến với cách xử lý tảo xanh, bà con hãy xem qua sơ lược về loại tảo xanh thường xuất hiện nhiều ở ao nuôi. Ao bị tảo xanh thường do việc quản lý nguồn thức ăn không tốt dẫn đến dư thừa khiến đáy ao bị ô nhiễm. Theo nghiên cứu, có hai yếu tố khiến tảo lam phát triển mạnh mẽ là Phospho và Nitro. Đặc biệt trong nguồn thức ăn của tôm có chứa cả Phospho và Nitro, vì thế khi mà lượng thức ăn dư thừa tồn đọng trong ao sẽ tạo điều kiện cho tảo lam sinh sôi và phát triển.
Một vài nghiên cứu cho thấy ở những nơi có mô hình nuôi tôm thâm canh với mật độ cao thường được cung cấp thức ăn liên tục. Điều này khiến cho lượng Phospho và Nitro tăng rất nhanh khiến cho tảo lam phát triển nhanh chóng, nhất là vào những mùa nắng nóng kéo dài. Khi này bà con cần có biện pháp xử lý tảo xanh hiệu quả và tránh trường hợp tảo xanh phát triển quá mức gây nên hiện tượng “tảo nở hoa”.
Hai yếu tố đóng vai trò quyết định trong sự hình thành và phát triển của tảo xanh là Nitơ (N) và Photpho (P), chúng xuất hiện trong ao nuôi thông qua quá trình phân hủy hữu cơ với tỷ lệ N:P = 7:1.
Tình trạng dư thừa Nitơ và Photpho trong ao nuôi là do việc quản lý thức ăn không tốt, cho ăn quá nhiều so với nhu cầu của tôm. Do đó, môi trường ao nuôi giàu dinh dưỡng cộng thêm yếu tố thời tiết nắng nóng kéo dài, là điều kiện lý tưởng để tảo xanh xuất hiện và phát triển mạnh mẽ. Lúc này, biện pháp xử lý tảo xanh là kiểm soát lượng thức ăn phù hợp khi cho tôm ăn và kết hợp dùng thêm vi sinh Bio Active và Aqua để tiến hành ổn định, làm sạch nguồn nước ao nuôi.
Ngoài nguồn thức ăn dư thừa để tảo xanh phát triển, ánh sáng cũng là một trong các yếu tố khiến tảo phát triển mạnh. Tương tự như thực vật, tảo cũng cần ánh sáng mặt trời để thực hiện quá trình quang hợp nhằm chuyển hóa các chất dinh dưỡng thành nguồn thức ăn. Chẳng hạn như vào những ngày mưa to gió lớn, khi quan sát sẽ thấy tảo xanh ít hơn so với những ngày nắng nóng.
Một số ao nông dễ gặp vấn đề về tảo xanh vì ánh sáng mặt trời có thể dễ dàng xâm nhập. Ngoài ra, nước cạn cũng sẽ ấm hơn và là điều kiện thích hợp để tảo dễ dàng sinh sôi. Vì vậy bà con sẽ không thể thấy sự hiện diện của tảo lam nếu vùng nước sâu hơn 6m do ánh sáng mặt trời khó có thể xuyên qua.
Như vậy, cần có cách xử lý tảo xanh phù hợp tùy theo nguyên nhân gây ra. Nếu không xác định đúng nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều tác hại trong ao tôm của bà con.
Khi ao xuất hiện nhiều tảo xanh sẽ gây ra nhiều tác hại có thể được kể đến như:
– Là tác nhân gây nên bệnh gan tụy, bệnh phân trắng, bệnh đường ruột, phân lỏng hoặc đứt khúc…
– Khiến tôm chậm lớn, còi cọc, ốp thân và khó đạt size.
– Chứa chất độc hại, tôm ăn phải sẽ tổn thương hệ thống tiêu hóa, viêm loét dạ dày và hư hại gan tụy, làm giảm năng suất vụ nuôi.
– Cạnh tranh chất dinh dưỡng với các tảo có lợi khác trong ao.
– Sự phát triển quá mức dẫn đến tình trạng thiếu oxy trong ao nuôi, khiến tôm nổi đầu. Khi tảo nở hoa cũng sẽ hình thành nên một lớp sơn quánh đặc phủ kín mặt ao khiến tình trạng thiếu oxy càng trầm trọng hơn. Không chỉ vậy, lớp tảo đó còn hạn chế tầm nhìn làm tôm mất khả năng tìm thức ăn, dẫn đến tôm bị còi cọc.
– Có khả năng tự phục hồi quần thể cao vì vậy rất khó bị tiêu diệt triệt để.
– Có thể gây nguy hiểm cho con người và khi tiếp xúc có thể gây dị ứng da và mắt.
Vì thế, bà con nên xử lý tảo xanh khi chúng có dấu hiệu phát triển để không ảnh hưởng đến quá trình phát triển của tôm trong ao nuôi. Đồng thời việc xử lý cũng giúp duy trì mật độ tảo phát triển phù hợp cũng như là giúp màu nước thêm đẹp. Dưới đây sẽ là một vài cách diệt chúng mà bà con có thể tham khảo.
Trên đây là những thông tin về loài tảo xanh có hại cho ao nuôi tôm, cách xử lý tảo xanh trong ao nuôi tôm hiệu quả nhanh chóng. VFT Group hy vọng đã phần nào giúp bà con có thêm những kiến thức bổ ích cho công việc nuôi tôm của mình.
Nếu cần tư vấn, giải đáp thắc mắc về sản phẩm cắt tảo xanh Bio Active, bà con đừng ngần ngại liên hệ ngay với VFT qua HOTLINE: 0916 859 166. Chúc bà con mùa vụ thành công!
Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam
– Fanpage: https://www.facebook.com/vftgroup
– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn