Đáy ao bị thối – Nước ao bị đen là hai hiện tượng phổ biến thường gặp và luôn xuất hiện cùng với nhau khiến cho bà con đau đầu. Khi tình trạng này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh sống và quá trình phát triển của tôm cũng như là môi trường sống. Dấu hiệu nhận biết rõ nhất là ao có mùi hôi bốc lên nồng nặc nhưng không phải mùi tanh, nước ao có màu đen và ở đáy ao có 1 lớp bùn đen khi vớt lên. Còn riêng đối với tôm sẽ có hiện tượng “nổi đầu” vào sáng sớm.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên? Và cách xử lý đáy ao bị thối – nước ao bị đen như thế nào? Tất cả câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây, cùng VFT Group tìm hiểu ngay nhé!
Nước ao bị đen là do tình trạng ao nuôi bị ô nhiễm nặng nề mà không được xử lý, sau một thời gian tích tụ sẽ tạo ra bùn đen ở đáy ao, đi kèm với đó là có mùi hôi nồng nặc bốc lên từ đáy ao. Tuy nhiên có khá nhiều lý do khiến cho ao nuôi bị ô nhiễm, việc xác định đúng tác nhân gây nên tình trạng ô nhiễm sẽ giúp bà con có cách xử lý đáy ao bị thối – nước ao bị đen hiệu quả hơn bao giờ hết.
Thức ăn dư thừa, vỏ tôm, phân tôm và xác tảo tích tụ ở đáy ao, khi đó các vi sinh vật hiếm khí sẽ tiến hành phân hủy các chất hữu cơ này và tạo ra hợp chất sulfide (bao gồm H2S ) cùng khí metan (CH4). Chính 2 loại khí này là nguyên nhân chính khiến cho ao nuôi xuất hiện mùi hôi khó chịu.
Sau khi tạo ra các hợp chất sulfide, các chất này sẽ phản ứng hóa học với các kim loại có trong đất làm cho các lớp bùn chuyển sang màu đen (do đặc tính hóa học kim loại sulfide luôn có màu đen). Khi lượng bùn đen tích tụ trở nên nhiều hơn, chúng bắt đầu hòa vào và làm nước ao bị đen ảnh hưởng tập tính sống của tôm.
Bên cạnh đó, đối với bà con nuôi tôm ao đất nếu gặp trời mưa lớn sẽ kéo theo xác chết phiêu sinh vật, vôi trôi theo dòng chảy xuống ao nuôi. Từ đó sẽ dần hình thành các chất thải hữu cơ ảnh hưởng đến tôm trong ao.
—-> Tham khảo thêm bài viết: Khí độc trong ao nuôi tôm
Khi mật độ tôm nuôi trong ao quá dày sẽ đồng thời kéo theo lượng thức ăn dư thừa, phân tôm tăng lên đáng kể. Nếu hệ thống quản lý chất thải không hiệu quả và cách kiểm soát lượng thức ăn trong ao nuôi không được tính toán kỹ lưỡng sẽ gây ra hậu quả như trên.
Trường hợp môi trường ao nuôi thiếu hụt đi lượng oxy sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các vi sinh vật hiếm khí sinh sôi và phát triển, dẫn đến việc phân hủy các chất hữu cơ và dần hình thành lượng lớn hợp chất sulfide trong ao.
Việc kiểm soát nguồn nước là việc vô cùng quan trọng và nó liên quan đến tỷ lệ thành công của vụ nuôi. Bà con nên thực hiện việc kiểm soát nguồn nước ngay từ đầu vụ nuôi để hạn chế được nhiều rủi ro cũng như là tình trạng đáy ao bị thối – nước ao bị đen.
Nguồn nước cấp vào ao bị ô nhiễm thường là do các hộ dân xung quanh xả rác bừa bãi xuống sông, nước thải từ các hộ gia đình được thải ra trực tiếp, nước thải chăn nuôi từ các trang trại xung quanh ra sông mà không được thông qua quá trình xử lý. Hoặc có thể con sông nằm trong vị trí xả thải của khu công nghiệp.
Khi nguồn nước ao bị ô nhiễm, bà con sẽ phải mất kha khá chi phí và thời gian để xử lý. Vậy nên trước khi quyết định đầu tư nuôi tôm, bà con cần phải đi khảo sát các khu vực xung quanh nhằm tránh phát sinh các vấn đề trên.
Bà con khi đọc đến đây thì chắc hẳn đang nóng lòng muốn biết cách xử lý đáy ao bị thối – nước ao bị đen. Để giải quyết vấn đề này, bà con nên thực hiện cách xử lý theo quy trình như sau:
Vi sinh Aqua có chứa hàng tỷ vi sinh vật với khả năng xử lý các chất thải hữu cơ nhanh chóng như vỏ tôm, thức ăn thừa, chất thải từ tôm, xác tảo tàn mà không sản sinh ra khí độc như vi khuẩn hiếm khí. Không chỉ vậy Aqua với thành phần chính chứ nhóm vi sinh vật có lợi Bacillus giúp giảm hàm lượng khí độc nhanh chóng, cho nên bà con sẽ thấy mùi hôi từ ao nuôi mình giảm đáng kể chỉ sau nửa ngày đánh xuống. Với hàm lượng khí độc đã được xử lý, oxy sẽ dần chiếm thể tích nhiều hơn trong ao nuôi làm cho các vi sinh vật hiếm khí không còn khả năng phát triển và sẽ dần lụi tàn hoàn toàn. Đồng thời Aqua là sản phẩm không hề chứa các nguyên liệu độc hại, hormone hoặc kháng sinh và bà con hoàn toàn có thể tin dùng vì sản phẩm đã được Tổng cục Thủy sản cấp phép lưu hành.
Về cách sử dụng: Aqua có dạng bột, bà con chỉ cần hòa 500g (xử lý 5.000m3 nước) với 50L nước ao, để chừng 30 phút xong tạt đều quanh ao rồi chạy máy sục khí hoặc mở quạt để tăng cường hiệu quả sản phẩm. Bà con nên sử dụng vào khoảng từ 19 – 22 giờ để phát huy hiệu quả tối đa.
Lưu ý: Trong suốt vụ nuôi, bà con dùng định kỳ 5 ngày/ lần để phân hủy bùn bã hữu cơ, tiêu nhớt đáy, cắt tảo độc và giảm khí độc. Từ đó tình trạng đáy ao bị thối hay nước ao bị đen sẽ không còn xuất hiện trở lại trong ao nuôi tôm của bà con.
Sau khi sử dụng men vi sinh xử lý đáy ao Aqua, các mảng bùn đen sẽ được gom lại gần hố xi phông. Qua ngày hôm sau, bà con hãy tiến hành xi phông để loại bỏ lượng bùn đen còn sót lại ra khỏi ao nuôi. Sau đó cấp lại một lượng nước vào ao, lưu ý rằng nguồn nước khi cấp phải đảm bảo đã được xử lý kỹ càng và khi cấp nước phải dùng một túi lọc vải cotton (bề dày 2 lớp và chiều dài khoảng 8-10m) để buộc vào đầu ống cấp nước nhằm hạn chế bùn bã, các vi sinh vật gây hại, mâm bệnh rơi vào ao nuôi.
Lưu ý: Bà con chỉ nên thay nước vào lúc 5h chiều trở đi, vì nhiệt độ nước từ ao lắng tại thời điểm đó không quá cao và sẽ hạn chế được việc gây sốc tôm.
Bà con nên thực hiện đầy đủ quy trình về cách xử lý đáy ao bị thối – nước ao bị đen ở trên để môi trường ao nuôi trở lại bình thường. Người ta vẫn hay nói “nuôi tôm là nuôi nước”, chỉ có một môi trường ao nuôi sạch sẽ thì tôm mới phát triển khỏe mạnh và năng suất mới được đảm bảo. Nhưng việc ưu tiên nhất vẫn là việc phòng ngừa và việc này nên được thực hiện ngay từ giai đoạn đầu của vụ nuôi.
Để phòng ngừa đáy ao bị thối, nước ao bị đen bà con cần lưu ý làm những việc sau tại từng giai đoạn nuôi:
Bà con cần cải tạo đáy ao sau khi kết thúc mỗi vụ nuôi, nạo vét loại bỏ các bùn đáy ao (đối với ao đất) hay chà bạt thật sạch (đối với ao bạt) để ngăn chặn các mầm bệnh tiềm tàng cho vụ sau. Hiện nay, trên thị trường đang có 2 loại hệ thống lọc nước thải ao nuôi thường được sử dụng phổ biến là hệ thống xử lý chất thải MET & hệ thống lọc tuần hoàn RAS (chỉ dùng cho nuôi thâm canh). Tuy chi phí đầu tư hơi đắt đỏ nhưng bù lại sẽ giúp bà con hạn chế được nhiều rủi ro khác nhau, bà con có thể cân nhắc thêm.
Tại ao lắng, bà con cần sử dụng túi lọc khi lấy nước từ sông vào trong ao. Sau đó hãy diệt tạp, diệt khuẩn trong ao lắng bằng Chlorine, Saponin (liều lượng sử dụng cần được cân chỉnh hợp lý và tránh dùng quá liều). Một điều cần lưu ý thêm là bà con cần phơi ao từ 3-5 ngày trước khi cấp nước vào ao nuôi. Cuối cùng sẽ cấp nước vào ao nuôi, bà con nên tiến hành gây màu nước và xây dựng hệ sinh thái cho ao nuôi với vi sinh Bio Active – VFT Group (liều lượng 1 lít xử lý được 10.000m3)
Bà con cần tính toán lượng thức ăn cho tôm ăn phù hợp vào từng giai đoạn, ngoài ra tùy vào độ tuổi của tôm thì việc lựa chọn loại thức ăn cho tôm cũng sẽ khác nhau. Ví dụ như tôm nhỏ thì viên thức ăn sẽ nhỏ hơn và liều lượng thức ăn cũng sẽ ít hơn.
Lên kế hoạch xi phông đáy ao định kỳ, kết hợp thêm sử dụng vi sinh xử lý đáy Aqua. Tháng đầu bà con sử dụng 100g Aqua cho 5000m3 mỗi 5 ngày, mỗi tháng tăng liều lượng thêm 50g đến tháng thứ 4 đạt tới liều lượng 250g thì giữ nguyên liều lượng sử dụng cho đến hết vụ nuôi.
Trong trường hợp bà con nuôi ao đất nên sử dụng vi sinh xử lý nước Bio Active loại C để giải quyết các chất thải hữu cơ, ổn định màu nước lẫn lượng tảo khuê cho ao nuôi tôm. Để tăng hiệu quả của vi sinh Bio Active, bà con hòa 1 lít Bio Active với 1kg mật rỉ đường cùng với 50 lít nước ao ngâm trong vòng 2 tiếng rồi tạt đều khắp ao. Tùy vào mật độ nuôi, nhưng bà con nên duy trì 5-7 ngày dùng lại 1 lần để đảm bảo ao nuôi luôn sạch.
Chế phẩm vi sinh của VFT Group là những sản phẩm vi sinh hàng đầu trên thị trường, được nhiều bà con tin dùng. Dưới đây là một số lợi ích khi mua sản phẩm vi sinh từ VFT Group:
Sau khi đã xác định được nguyên nhân cụ thể, nếu không áp dụng đúng cách xử lý đáy ao bị thối – nước ao bị đen sẽ gây ra nhiều tác hại đáng kể đối với tôm và các loài thủy sản khác. Dưới đây sẽ là một số tác hại cần được bà con lưu ý:
– Suy giảm lượng oxy: Khi lượng khí H2S và CH4 sản sinh ra nhiều sẽ chiếm dần thể tích trong ao và cản trở việc hấp thu oxy của tôm. Khi trong ao thiếu hụt đi lượng oxy, quá trình hô hấp của tôm sẽ gặp khó khăn và bà con sẽ nhận thấy tôm nổi đầu, chết rải rác trong ao nuôi.
– Mầm bệnh: Khi trong ao nuôi xuất hiện bùn đen sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng. Những vi khuẩn, ký sinh trùng này xâm nhập vào tôm khiến chúng nhiễm bệnh và làm suy giảm sức khỏe của tôm. Lúc tôm yếu đi, đồng nghĩa với việc hệ miễn dịch cũng sẽ kém đi và mất đi khả năng chống chọi bệnh tật, khiến mầm bệnh phát triển nhanh chóng trong môi trường ô nhiễm và có thể lây lan rộng ra toàn bộ ao nuôi.
– Tăng trưởng kém: Môi trường đáy ao bị thối và nước ao bị đen sẽ cản trở quá trình tăng trưởng của tôm. Trường hợp trong ao thiếu oxy thì khả năng tiêu hóa thức ăn và hấp thu dưỡng chất của tôm sẽ giảm đi đáng kể. Việc này có thể giải thích tại sao bà con vẫn cho ăn đủ mà tôm vẫn còi cọc, chậm lớn, làm giảm năng suất vụ nuôi. Hơn thế nữa, khi nước ao bị đen làm cho độ đục tăng lên ảnh hưởng đến tập tính sống, tôm khó có thể đi săn mồi tìm thức ăn.
Ngoài việc ảnh hưởng đến tôm và các loài thủy sản khác, vấn đề đang được nhắc tới còn có tác hại đối với con người. Đây là vấn đề cần được cẩn trọng vì “sức khỏe là vàng là bạc”, vì thế mà VFT Group khuyến cáo bà con nên tìm cách xử lý đáy ao bị thối – nước ao bị đen kịp thời nếu tình trạng này đang diễn biến trong ao nuôi. Sau đây là một số tác hại đối với con người:
– Nhiễm độc thực phẩm: Tôm nuôi trong môi trường đáy ao bị ô nhiễm có thể chứa các chất độc hại và chất ô nhiễm hóa học. Nếu con người tiêu thụ tôm bị nhiễm độc này, nguy cơ gây ra các vấn đề sức khỏe như viêm ruột, tiêu chảy, buồn nôn là rất lớn.
– Ảnh hưởng đến nguồn nước: Nước ao bị đen khi thải ra ngoài hoặc xi phông trực tiếp ra sông có thể dẫn đến mất nguồn nước sạch, gây ô nhiễm cả vùng. Việc sử dụng nguồn nước ô nhiễm có nguồn gốc từ ao nuôi có thể tác động xấu đến việc sinh hoạt của cộng đồng xung quanh, gây ra tình trạng thiếu nước và làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của con người cũng như các vụ nuôi sau của bà con. Ngoài ra còn có thể bị cục quản lý môi trường tới phạt.
– Tác động kinh tế: Một ao nuôi tôm bị thối nước có thể làm giảm năng suất và chất lượng của tôm, gây thiệt hại kinh tế cho người nuôi. Ngoài ra, nếu sản phẩm tôm không đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm, nó có thể bị từ chối hoặc bị thương lái ép giá thu mua. Bà con sẽ thu về lợi nhuận ít hơn so với dự kiến hoặc thua lỗ hoàn toàn trong vụ nuôi.
Qua những chia sẻ trong bài viết trên đây, VFT Group hy vọng bà con nắm được nguyên nhân và cách xử lý đáy ao bị thối – nước ao bị đục hiệu quả, an toàn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về kỹ thuật hoặc các dòng sản phẩm vi sinh Aqua hoặc Bio Active, bà con đừng quên liên hệ với đội ngũ kỹ sư chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé!
Chúc bà con có vụ nuôi thành công!
Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam
– Fanpage: https://www.facebook.com/tapdoancongnghethuysanvietnam
– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn