Tỏi là một nguyên liệu quen thuộc được dùng hàng ngày trong nấu ăn. Nhưng đối với bà con nuôi tôm, tỏi còn là nguyên liệu quan trọng trong việc phòng và điều trị bệnh tôm, mang lại hiệu quả cao. Điển hình là các bệnh về đường ruột. Hiện nay, trên thị trường cũng có nhiều sản phẩm dành cho tôm chứa thành phần là tỏi dưới dạng chiết suất, lên men,… Vậy chữa bệnh cho tôm bằng tỏi có thực sự mang lại hiệu quả?
Trong bài viết này, VFT Group sẽ cùng bà con tìm hiểu về công dụng và cách ủ tỏi cho tôm mang lại hiệu quả cao.
Ngoài việc phòng bệnh cho tôm, trong một số trường hợp tỏi còn có khả năng hỗ trợ trị bệnh cũng rất hiệu quả. Cụ thể:
Trước tiên bà con cần bật quạt hết công suất hoặc chạy máy sục khí, tăng lượng oxy cho tôm. Sau đó, hòa 2 lít EM ủ từ tỏi với 20 lít nước, rồi tạt đều khắp ao.
Nguyên nhân chính dẫn đến tôm bị cụt râu, mòn đuôi là do môi trường nước bị ô nhiễm, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển tấn công các phụ bộ của tôm như đuôi, râu, chân bơi,…
Bước đầu tiên, bà con cần xử lý, làm sạch nước để giảm mật độ vi khuẩn. Sau đó, tiến hành trộn 10kg thức ăn với 2 lít EM tỏi, ủ trong 4-6 giờ sau đó cho tôm ăn. Tham khảo liều lượng: 1kg thức ăn/100.000 tôm/ngày.
Tỏi là nguyên liệu dễ kiếm, chi phí thấp nhưng lại có hiệu quả cao trong phòng và trị bệnh cho tôm. Có 2 cách ủ tỏi cho tôm ăn đơn giản, hiệu quả mà bà con nên tham khảo là:
*Lưu ý:
Ngoài cách dùng ngâm rượu thì cách ủ tỏi cho tôm ăn con lại đó là trộn với EM. EM tỏi có thể dùng để trộn với thức ăn cho tôm hoặc tạt trực tiếp xuống ao, giúp phòng và trị bệnh cho tôm hiệu quả. Tuy nhiên, để có thể ủ được EM tỏi thì trước tiên bà con phải ủ EM5.
EM5 là một EM thứ cấp giúp kích thích tôm mau lớn, tăng cường đề kháng, diệt nấm và ký sinh trùng.
Bước 1: Ủ EM5
Bước 2: Ủ EM tỏi
* Lưu ý: Trong quá trình ủ bà con không được mở nắp. Thành phẩm EM tỏi có mùi thơm. Nếu thành phẩm có màu trắng sữa và lên bọt là không đạt.
*Cho tôm ăn: Trộn 100ml EM tỏi/kg thức ăn, để ngấm 30 phút rồi cho tôm ăn. 1 lần/tuần, nên cho ăn vào cử chiều. Nếu xác tỏi nhỏ thì có thể trộn cho tôm ăn luôn, nếu xác tỏi to thì chỉ vắt lấy phần nước tỏi + men EM.
*Tạt vào nước ao: Hòa 10 – 20 lít EM tỏi với nước sạch, tạt cho khoảng 1.000m3 ao.
—->Tham khảo thêm bài viết: Cách ủ vi sinh tỏi
Trước khi nói đến vấn đề chữa bệnh cho tôm bằng tỏi, thì chúng ta cần biết tỏi chứa những thành phần gì? Trong tỏi có chứa các hoạt chất như Ajoene, Liallyl sulfide, Allicin. Trong 3 hoạt chất này, Allicin được xem là hoạt chất mạnh nhất. Allicin có mùi đặc trưng riêng và không màu, nó có khả năng giúp chống lại vi khuẩn và nấm cực kỳ hiệu quả ở tôm.
Tuy nhiên, thì tỏi nguyên tép không có chức năng kháng khuẩn và nấm. Để phát huy tác dụng, bà con cần đập hoặc cắt nhỏ tỏi ra. Khi này, tỏi sẽ tiếp xúc với không khí thì hoạt chất Allicin mới được kích hoạt. Để lượng Allicin ở mức cao nhất thì sau khi đập hoặc cắt nhỏ tỏi ra, sau 15 phút mới cho tôm ăn.
**Lưu ý: Bà con không nên lưu trữ tỏi trong thời gian quá dài. Nên để tỏi ở những nơi mát mẻ, tránh bị hư hoặc mất đi chức năng kháng khuẩn.
Tỏi được xem là kháng sinh tự nhiên và được chia thành 2 nhóm như sau:
Các hoạt chất trong tỏi có khả năng kháng khuẩn, nấm, ký sinh trùng,… Chính vì vậy, bà con nên ưu tiên sử dụng tỏi để phòng bệnh cho tôm. Một số bệnh trên tôm có thể dùng tỏi để phòng ngừa là:
Nhóm vi khuẩn Vibrio luôn là nỗi lo hàng đầu của bà con nuôi tôm. Đây là nguyên nhân dẫn đến các bệnh nguy hiểm như hoại tử gan tụy, hội chứng chết sớm (EMS), phân trắng,…
Theo nhiều nghiên cứu, hoạt chất Allicin trong tỏi có khả năng diệt nhiều chủng khuẩn thuộc nhóm Vibrio ( V. harveyi, V. parahaemolyticus, V. damsel, V. alginolyticus, V. vulnificus,…). Ngoài ra, theo như khảo sát của Tạp chí Khoa học Quốc tế AGU (2022), tỏi có khả năng kháng vi khuẩn Vibrio mạnh nhất so với các nguyên liệu khác như: lá ổi, củ cải trắng, củ hành tây, củ hành tím,… với vòng kháng khuẩn 24.3 mm. Kết quả cũng cho thấy việc trộn tỏi vào thức ăn cho ra kết quả tốt nhất với tỷ lệ sống của tôm là 93,3%.
Tỏi đã được nghiên cứu và chứng minh là có đặc tính kháng nấm, ức chế và làm giảm nguy cơ nhiễm ký sinh trùng trên tôm. Nhờ đó mà hệ miễn dịch của tôm cũng được tăng cường hơn.
Bổ sung tỏi trong khẩu phần ăn của tôm làm gia tăng chỉ số hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và hemoglobin. Vì vậy tỏi được xem là nguyên liệu có thể thay thế kháng sinh và một số thành phần hóa học khác.
Một số nghiên cứu khác khẳng định rằng việc bổ sung tỏi có trong thức ăn sẽ giúp kích thích và bảo vệ hệ tiêu hóa. Tỏi sẽ hỗ trợ các sinh vật có lợi trong đường ruột tôm phát triển, nhờ vào đó mà khả năng tiêu hóa của tôm sẽ tốt hơn. Các thành phần dinh dưỡng như Vitamin, Khoáng chất, Kẽm, Selen trong tỏi cũng sẽ góp phần khiến cho tôm mau lớn và chắc thịt.
Việc ủ tỏi cho tôm ăn cần thời gian và kinh nghiệm. Trong những lần đầu thực hiện, bà con phải hết sức lưu ý về công thức, liều lượng, thời gian,… tránh mất thời gian ủ mà lại không hiệu quả. Thậm chí, việc sử dụng EM ủ sai cách còn có thể gây hại cho tôm và làm ô nhiễm môi trường ao nuôi.
Để khắc phục tình trạng này, VFT Group cho ra đời sản phẩm Mipe – Vi sinh tiêu hóa cho tôm, không cần thời gian ngâm ủ với đa công dụng như:
***Lưu ý: Dùng sau khi sử dụng kháng sinh để phục hồi chức năng tiêu hóa cho tôm.
Hướng dẫn sử dụng sản phẩm men tiêu hóa vi sinh Mipe:
Liều lượng và tần suất sử dụng:
Chú ý khi sử dụng:
Phòng ngừa và chữa bệnh cho tôm bằng tỏi là phương pháp hiệu quả được nhiều bà con áp dụng. Tuy nhiên, việc ủ các chế phẩm từ tỏi cần có thời gian và kinh nghiệm. Để tiết kiệm thời gian, công sức mà vẫn đảm bảo hiệu quả cao, bà con hãy dùng ngay sản phẩm Mipe của VFT Group.
Để đặt mua sản phẩm vi sinh tiêu hóa Mipe và nghe tư vấn tình trạng ao nuôi, bà con liên hệ cho kỹ sư VFT qua HOTLINE: 0916 859 166.
Chúc quý bà con có mùa vụ thuận lợi và đạt năng suất cao.
Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam
– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vftgroup.thuysan
– Facebook: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup