Nuôi tôm là nuôi nước, môi trường nước sẽ quyết định tỷ lệ thành công của vụ nuôi. Quan sát màu nước ao nuôi tôm giúp đánh giá chính xác chất lượng nước hiện tại, từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời, tạo điều kiện tốt nhất cho tôm phát triển.
Bài viết dưới đây VFT group sẽ giúp bà con nhận biết một số màu nước trong ao nuôi tôm thường gặp, bà con có thể tham khảo thêm nhé!
Màu nước trong ao nuôi tôm tác động trực tiếp tới đàn:
– Làm tăng lượng oxy hòa tan trong ao và ổn định nhiệt độ nước ao.
– Tạo điều kiện cho sinh vật phù du phát triển và giúp che bớt ánh sáng trực tiếp xuống tầng đáy làm cho tảo đáy ao không phát triển mạnh cũng như làm chậm quá trình phân hủy bùn bã hữu cơ.
– Giai đoạn đầu khi thả, nước trong ao nuôi tốt sẽ tạo nguồn thức ăn tự nhiên trong ao, tôm sinh trưởng phát triển tốt. Đồng thời, tiết kiệm chi phí thức ăn, làm giảm các chất độc hại, giúp tôm giảm sốc.
– Thức ăn tự nhiên tạo điều kiện sống tốt hơn cho tôm vì thức ăn tự nhiên tôm sẽ dễ tiêu hóa hơn.
Đầu tiên, màu nước ao nuôi tôm có màu nâu trà là màu nước có môi trường phù hợp cho tôm sống và phát triển nhất. Màu nâu trà tới từ quần thể tảo silic hay còn gọi tảo khuê (Bacillariophyta) sinh sôi mạnh mẽ, ở môi trường nước lợ, mặn là điều kiện thuận lợi để tảo này hình thành.
Đây là tảo có lợi, chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao bao gồm canxi, magie, sắt, sterol, vitamin, axit béo không bão hòa, muối vô cơ và là nguồn thức ăn tự nhiên rất tốt cho tôm.
Để gây màu nước tảo khuê cho ao tôm, bà con lưu ý duy trì các chỉ số ở mức quy định như: Độ kiềm ổn định 120 trở lên, pH (7,5-8,5), độ mặn (10-20%), độ trong (35-45cm). Màu nước trà nên được duy trì trong suốt vụ nuôi.
——> Ngoài ra bà con có thể tham khảo phương thức gây màu tảo khuê tại: Top 5 cách gây màu nước trong ao nuôi tôm
Nước có màu xanh nhạt do sự phát triển của tảo lục (Chlorophyta), loài tảo này thường phát triển mạnh trong môi trường nước ngọt hoặc nước lợ nhạt, sở hữu hàm lượng chất dinh dưỡng cao và là nguồn thức ăn dồi dào rất có lợi cho tôm.
Tảo lục góp phần trong việc ổn định các yếu tố lý hóa của ao nuôi nhờ hấp thụ chất hữu cơ tích tụ làm giảm sự sản sinh khí độc trong ao.
Bà con nên giữ màu tảo lục này vì đây được xem là màu thích hợp nhất để nuôi tôm. Để duy trì màu chuối non cho ao nuôi, bà con lưu ý các chỉ số ở mức quy định như độ kiềm ổn định 120 trở lên, pH (7,5-8,5), độ mặn (5-10%0), độ trong (35-45cm).
—->Tham khảo thêm bài viết về tảo lục tại đây
Trái với xanh nõn chuỗi là xanh đậm, đây là điều rất dễ khiến bà con mới nuôi tôm nhầm lẫn. Màu nước ao nuôi tôm xanh đậm là do vi khuẩn lam (Cyanophyta) phát triển mạnh trong ao nuôi. Nếu ao nuôi có màu xanh đậm, bà con nên tìm cách giảm lượng tảo, vì đây là loài tảo có hại cho ao nuôi.
Điểm nhận biết dễ nhất là màu nước xanh này như có một lớp thực vật trải ở trên bề mặt, không mịn như so với tảo lục. Khi vi khuẩn lam phát triển quá mức sẽ tiết ra chất độc gây chết tôm và tảo hô hấp quá mức vào ban đêm sẽ cạnh tranh oxy với tôm gây hiện tượng tôm nổi đầu.
Nước ao màu vàng cam xuất hiện ở các ao nuôi mới đào trên đất kiềm, quá trình oxy hóa của đất phèn bên dưới tạo thành váng sắt. Ao nuôi trồng cần rắc thêm vôi bột xuống bờ ao để tránh pH giảm đột ngột khi trời mưa.
Cần tiến hành khử phèn kỹ trước khi thả nuôi bằng cách dùng vôi nông nghiệp hoặc bơm nước nhiều lần để rửa trôi lượng phèn trong ao.
Nước ao có màu đỏ gạch là do xói mòn đất cát vùng thượng lưu, nguồn nước sẽ chứa một lượng lớn phù sa trôi theo dòng nước về hạ lưu.
Tốt nhất nên cấp nước vào ao lắng xử lý trước, sau đó mới đến ao nuôi. Không nên cấp nước trực tiếp vào ao vì lượng phù sa lớn sẽ khiến tôm khó thở và giảm khả năng bắt mồi.
Màu nước ao nuôi tôm có màu nâu đen cho thấy ao nuôi có hệ thống thoát nước kém, quản lý môi trường nước không hợp lý, cho ăn quá nhiều, phân tôm nhiều, nước và đáy có mùi tanh hôi, nước ao chuyển sang màu nâu đen, dẫn đến tỉ lệ phát bệnh của tôm tăng cao.
Có thể thay nước nhiều lần cho đến khi hết màu nâu đen hoặc sử dụng chế phẩm sinh học Bio Active để hấp thụ khí độc trong ao nuôi và trả màu nước trong ao nuôi tôm về lại màu trà. Nếu phát hiện tôm thiếu oxy, cần chạy quạt đảo cho oxy ngay để giảm thiệt hại.
Nước trong ao có màu trắng đục là do các vi sinh vật và động vật phù du trong nước phát triển mạnh, ăn mất tảo trong ao dẫn đến thiếu oxy trong nước.
Nước trong ao có màu trắng đục cũng có thể do tiêm mao trùng, luân trùng, các loài động vật chân chèo hai mảnh, các hạt đất sét và mùn bã hữu cơ bị nước mưa rửa trôi đất trên bờ ao xuống.
Nếu ao còn xuất hiện nhiều mảng bọt trắng, là do ao bà con đang có lượng lớn chất thải hữu cơ không xử lý và đang bị phân hủy gây ra một lớp nhầy. Chất nhớt nhầy này gặp quạt nước sẽ tạo ra các lớp bọt trắng khó tan.
Nếu ao có màu nước trong tức là ao đang có ít sinh vật phù du, nghèo chất dinh dưỡng, có nhiều kim loại nặng, ao nhiễm phèn nhôm nên có pH thấp.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau làm nước ao tôm bị trong như: lạm dụng một số hóa chất làm chết tảo mất đi nguồn thức ăn tự nhiên giàu dinh dưỡng, sử dụng chất diệt khuẩn để lại tàn dư nhiều, ao nuôi thiếu muối dinh dưỡng (N, P, K…).
—->Tham khảo bài viết: xử lý ao tôm nước trong
Màu nước ao nuôi tôm là màu của tảo và vi khuẩn, với màu xanh lá cây là tảo, màu nâu là vi khuẩn. Màu bã trà là hỗn hợp của tảo và vi khuẩn. Để biết nước đã đạt chuẩn màu, ta sẽ đưa tay xuống đến khi nào mặt nước chạm cùi chỏ và ta không thấy các ngón tay nữa là được.
Tạo màu nước là xây dựng các cộng đồng vi khuẩn có lợi và lớp tảo không được quá dày hoặc quá mỏng. Nếu nước quá nhiều tảo có hại sẽ phát triển ở tầng đáy, ngược lại, nếu tảo quá dày sẽ cạnh tranh oxy với tôm dẫn đến tình trạng thiếu oxy vào ban đêm.
– Để duy trì màu nước trong ao nuôi tôm, cần duy trì sự ổn định của các yếu tố môi trường nước. Kiểm tra các thông số như pH (7,5-8,5), độ kiềm (80-150ppm), NH3 (<0,1 mg/l), H2S (<0,03 mg/l)
– Hệ thống nuôi cần phải có ao chứa có độ sâu lớn hơn 1m.
– Sau khi lấy nước vào ao phải khử trùng nguồn nước bằng chlorine để diệt vi khuẩn gây bệnh cho tôm, sau đó bón lót bằng cám gạo, bã đậu, mật rỉ đường, hỗn hợp khoáng và men vi sinh Bio Active được thiết kế chuyên biệt để gây màu nước trong ao nuôi tôm.
– Bổ sung men vi sinh Bio Active vào ao 5 – 7 ngày/lần để thúc đẩy vi sinh vật có lợi kích thích tảo khuê phát triển, phân hủy phân tôm và chất hữu cơ dư thừa trong ao, giảm hàm lư khí độc trong ao nuôi.
——> Tham khảo cách sử dụng vi sinh Bio Active tại đây
– Thường xuyên bón vôi hoặc đôlômit kết hợp với các chất tăng độ kiềm để duy trì độ kiềm và độ pH cho nước mỗi khi mưa xuống.
– Khi mật độ tảo trong ao dày bà con dùng men vi sinh Aqua để cắt tảo. Không chỉ vậy vi sinh Aqua còn phân hủy các bùn bã hữu cơ ở đáy áo, đánh bay nỗi lo mất màu nước trong ao nuôi tôm. Về cách sử dụng, bà con chỉ cần hòa tan 1 chai Aqua 500g với 50 lít nước rồi tạt thẳng xuống ao mà không cần phải trải qua quá trình ngâm ủ. Để ao mình luôn sạch sẽ, tôm khỏe mạnh thì bà con nên dùng 1 lần mỗi 5 ngày.
– Với ao nuôi biofloc có mật độ tôm trên 350 con/m2, cần trang bị máy thổi khí để đảm bảo đủ oxy trong nước, bổ sung men vi sinh Bio Active thường xuyên để tạo môi trường sống tốt cho tôm.
– Tránh cho ăn quá mức, tránh ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng đến chất lượng nước cũng như màu nước ao nuôi tôm.
Với những chia sẻ trên mong rằng có thể giúp bà con hiểu rõ hơn về cách nhận biết màu nước trong ao nuôi tôm và một số cách để ổn định màu nước. Để được tư vấn thêm về cách xử lý nước ao nuôi tôm bằng công nghệ sinh học, hãy liên hệ ngay với VFT Group theo Hotline: 091 685 9166, đội ngũ kỹ sư sẽ tư vấn nhanh nhất kể cả xuống tận ao hỗ trợ cho bà con.
Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam
– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vftgroup.thuysan
– Facebook: https://www.facebook.com/tapdoancongnghethuysanvietnam