Tảo trong ao nuôi tôm giúp cân bằng hệ sinh thái, là nguồn cung cấp oxy cho tôm, hấp thu muối dinh dưỡng dư thừa và các chất hữu cơ có trong ao nuôi. Trong ao nuôi luôn xuất hiện song song tảo có lợi và tảo độc. Khi tảo độc phát triển quá mức sẽ gây biến động môi trường nước, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tôm nuôi như gây hoại tử gan tụy, tôm dễ nhiễm bệnh đường ruột, phân trắng, đốm trắng, gây thiếu oxy cục bộ vào ban đêm, tôm chết hàng loạt.
Tảo phổ biến trong ao nuôi tôm thâm canh gồm tảo lục, tảo khuê, tảo lam, tảo giáp và tảo mắt. Mỗi loại tảo đều có đặc điểm phát triển và sự tác động khác nhau đến môi trường ao nuôi và sự phát triển của tôm. Nắm vững đặc điểm của mỗi loại tảo và kịp thời điều chỉnh được mật độ tảo là điều hết sức cần thiết. Dưới đây VFT Group chia sẻ với bà con thông tin tổng hợp về các loại tảo trong ao nuôi tôm, bà con tham khảo thêm nhé!
Tảo lục và tảo khuê thuộc nhóm tảo có lợi, vì chúng có giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào cho tôm trong giai đoạn đầu thả nuôi. Ngoài ra, tảo lục và tảo khuê còn là nguồn cung cấp lượng lớn oxy cho tôm.
Tảo khuê hay còn gọi là tảo silic hoặc tảo cát là nhóm tảo có giá trị dinh dưỡng cao. Tảo khuê thích hợp là nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm trong giai đoạn mới thả nuôi. Tôm thích ăn thức ăn tự nhiên như tảo khuê hơn là thức ăn viên công nghiệp. Chúng chứa hỗn hợp các axit béo không bão hòa, magie, sterol, sắt và canxi nhưng không chứa xenluloza, vì vậy mà tôm có thể tiêu hóa và hấp thu rất tốt. Vì vậy nếu ao nuôi có chứa tảo khuê sẽ cho năng suất cao hơn và tiết kiệm chi phí thức ăn đến 15%.
Khi tảo khuê chiếm ưu thế, nước ao sẽ có màu vàng nâu hay vàng đục (màu nước trà), đây là màu nước mà bao bà con nuôi tôm luôn muốn có. Tảo khuê có thể phát triển tốt khi hàm lượng chất dinh dưỡng trong ao nuôi ở mức thấp, tỉ lệ N/P lớn hơn 15/1.
Tảo khuê dạng đơn bào tốt cho ao nuôi tôm hơn dạng đa bào. Vì khi ở dạng đa bào, chúng tạo thành chuỗi hạt xoắn, thường vướng vào mang tôm gây cản trở quá trình hô hấp của tôm, nhất là khi chúng phát triển với mật độ cao.
—–> Xem thêm bài viết chi tiết tảo khuê là gì
Tương tự như tảo khuê, tảo lục cũng là loại tảo có lợi, là nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm và có khả năng ổn định các chỉ số môi trường nước ao. Tảo lục có kích thước nhỏ, không độc, không gây mùi cho ao nuôi. Khi tảo lục phát triển mạnh, chiếm ưu thế trong ao nuôi sẽ làm nước ao có màu xanh nhạt (xanh nõn chuối).
Trong các ao nuôi tôm, nhóm tảo lục thường xuất hiện là: Scenedesmus sp., Chlorella sp., Nannochloropsis sp., Dunaliella sp., Oocyctis sp.,… Tảo lục Chlorella sp. còn có khả năng sản sinh chất ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn nhóm Vibrio sp gây bệnh trên tôm.
—–> Xem bài viết chi tiết tảo lục trong ao nuôi tôm
Tảo lam, tảo giáp, tảo mắt được coi là tảo có hại cho tôm vì chúng gây hiện tượng nở hoa, sinh ra nhiều chất độc hại cản trở quá trình hô hấp của tôm, suy giảm hệ thống gan tụy, gây ra các bệnh đường ruột.
Nguyên nhân sinh ra tảo độc ao nuôi:
Tảo lam là loại tảo độc vì chúng tiết ra các chất độc ảnh hưởng trực tiếp đến tôm. Các chất độc này sẽ làm ao tôm có mùi hôi. Khi tảo lam sinh sôi nhanhTôm ăn phải tảo lam sẽ không tiêu hóa được, gây bệnh đường ruột, bệnh phân trắng, phân đứt khúc, gây mùi hôi trên tôm, làm tắc nghẽn mang tôm và gây cản trở hô hấp.
Tảo lam phát triển trong môi trường nước ô nhiễm, giàu Nitơ và Photpho (tỉ lệ N/P: 3-5/1), vào mùa nắng chúng sẽ phát triển mạnh hơn vì nhận được nhiều ánh sáng. Tảo lam có tốc độ phát triển chậm hơn các loại tảo khác nhưng lại rất khó để xử lý chúng.
Ao nuôi bị tảo lam sẽ có nước ao màu xanh đậm hoặc có nổi váng xanh trên mặt nước. Dựa trên kinh nghiệm làm việc với bà con nhiều năm, hầu như đầu vụ nuôi giữa năm ai cũng gặp vấn đề với tảo lam nghiêm trọng. Tốt nhất bà con nên có biện pháp phòng ngừa trước khi tảo lam phát triển dày đặc
Tảo mắt là sinh vật chỉ thị môi trường nước, vì vậy mà ao nuôi tôm xuất hiện tảo mắt cho thấy nước ao ô nhiễm, nền đáy ao bẩn. Các váng màu xanh, vàng, đỏ, nâu trong các ao tù thường là váng tảo mắt.
Tảo mắt là loài tảo độc vì chúng cạnh tranh oxy với tôm, khi chúng chiếm ưu thế khiến tôm thiếu Oxy, gây ra hiện tượng nổi đầu, tấp mé và kéo đàn.
Các loài tảo Mắt thường tìm thấy trong ao nuôi tôm cá gồm: Euglena sp., Eutrepteilla sp., Phacus sp., Trachaelomonas sp,..
Đây là loại tảo độc gây ra một số bệnh phổ biến trên tôm như: tắc nghẽn đường ruột, ruột đứt khúc, phân đứt khúc, rớt cục thịt và nổi đầu về đêm.
Tảo giáp thường xuất hiện trong các ao nước mặn, chỉ có khoảng 10% xuất hiện ở nước ngọt. Tảo giáp khi phát triển trong ao nuôi sẽ khiến nước ao có màu nâu đỏ và các váng nâu đỏ nổi trên mặt nước.
Tảo Giáp chiếm ưu thế trong ao nuôi có thể là do nguồn nước cấp nhiễm tảo giáp mà không được xử lý kỹ, nước ao nuôi mất cân bằng khoáng đa vi lượng hoặc do đáy ao nuôi ô nhiễm nặng.
—–> Xem chi tiết bài viết cách diệt tảo giáp trong ao tôm
Một số cách để quản lý tảo độc trong ao nuôi hiệu quả:
Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam
– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vftgroup.thuysan
– Facebook: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup