Các loại bệnh đường ruột ở tôm bà con cần biết

13 THG01
574 lượt xem

 

Đường ruột đóng vai trò rất quan trọng trong hệ tiêu hóa của tôm. Đây cũng là nơi nhạy cảm nhất và dễ nhiễm bệnh đầu tiên trên cơ thể tôm. Dấu hiệu tôm bị đường ruột thường có các triệu chứng như kém ăn hoặc ăn nhưng không hấp thụ được dinh dưỡng dẫn đến tình trạng chậm lớn, đề kháng kém, giảm tỷ lệ sống. Điều này sẽ làm hao tốn thức ăn, tăng chi phí vụ nuôi và làm giảm lợi nhuận của bà con.

Một số bệnh đường ruột ở tôm thường gặp như bệnh phân trắng, lỏng ruột, viêm ruột,… Hiện nay, tôm bị bệnh đường ruột đang ngày càng phổ biến và có xu hướng phức tạp hơn. Vì vậy, bà con cần nắm bắt được nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp phòng trị kịp thời, đảm bảo chất lượng tôm và năng suất của vụ nuôi. 

Mời bà con xem hết bài viết dưới đây, để biết thêm thông tin chi tiết về các bệnh đường ruột ở tôm.

Những loại bệnh và dấu hiệu tôm bị đường ruột

Dưới đây là một số bệnh cũng như dấu hiệu tôm bị đường ruột phổ biến bà con thường gặp phải:

Bệnh lỏng ruột

Bệnh lỏng ruột thường xuất hiện ở vụ mùa đầu năm khi nắng nóng nhiều
Bệnh lỏng ruột thường xuất hiện ở vụ mùa đầu năm khi nắng nóng nhiều

Đây một trong những bệnh đường ruột ở tôm thường gặp nhất. Bệnh lỏng ruột là hiện tượng ruột tôm lỏng lẻo, thức ăn không đầy ruột, trống ruột. Tôm bị lỏng ruột xuất hiện hầu hết trong mọi giai đoạn nuôi, mà nhiều nhất là trong khoảng 20 – 60 ngày tuổi.

Bệnh lỏng ruột trên tôm thường xuất hiện vào những tháng nắng nóng trong năm. Thời tiết nắng nóng kéo dài khiến cho độ pH, và nhiệt độ trong ao tăng cao, là điều kiện thích hợp để vi khuẩn Vibrio (V. Harveyi, V. vulnificus,..) và trùng 2 tế bào như Vermiform, Gregarine sinh sôi phát triển. Chúng là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng tôm lỏng ruột.

Một nguyên nhân khác gây ra bệnh lỏng ruột trên tôm là vì chúng vô tình ăn phải các loại tảo độc (tảo lam, tảo đỏ). Khi tôm ăn phải các loại tảo này, chúng sẽ tiết ra chất độc làm tổn thương hệ thống đường ruột. Vì vậy mà tôm không thể hấp thu được chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Ngoài ra, tôm còn bị bệnh lỏng ruột khi ăn phải thức ăn kém chất lượng, hư mốc hoặc nguồn nước trong ao bị ô nhiễm và chứa các vi khuẩn có hại xâm nhập vào ruột tôm.

—> Tham khảo chi tiết bài viết: “Tôm bị lỏng đường ruột

Bệnh phân trắng

Vi khuẩn là tác nhân khiến tôm bị bệnh đường ruột
Vi khuẩn là tác nhân khiến tôm bị bệnh đường ruột

Bệnh phân trắng ở tôm (White Feces Syndrome – WFS) là một trong những bệnh đường ruột ở tôm, thường gặp nhất là trong các mô hình nuôi thâm canh có mật độ cao hay nuôi theo quy trình ít thay nước. Khi tôm mắc bệnh phân trắng, hệ thống gan tụy và đường ruột đã bị tấn công, do đó tôm không hấp thụ được dinh dưỡng, suy giảm đề kháng và dễ dàng bị các tác nhân khác tấn công, khiến tôm chết nhanh, chết hàng loạt mà không kịp trở tay. Bệnh phân trắng thường xuất hiện ở tôm từ giai đoạn 40 – 70 ngày tuổi.

Dấu hiệu chính để nhận biết bệnh phân trắng là sự xuất hiện của những sợi phân trắng trên mặt nước ao hoặc trên nhá cho ăn. Ngoài ra, khi quan sát tôm có thể thấy đường ruột tôm màu trắng, gan tụy mềm nhũn màu nhợt nhạt, vỏ mềm màu sắc chuyển sậm hơn bình thường.

Tôm bị bệnh đường ruột là bệnh phân trắng do nhiều nguyên nhân, bao gồm ký sinh trùng, vi khuẩn và virus, tảo độc, thức ăn bị nấm mốc, thời tiết thất thường, môi trường ao nuôi không ổn định,… Trong đó, nhóm vi khuẩn Vibrio được cho là nguyên nhân chính gây bệnh phân trắng. Bà con nên mang một số mẫu phẩm đi xét nghiệm EHP.

Bệnh thân xanh

Vi khuẩn gây bệnh thân xanh thường không lây lan giữa đàn với nhau
Vi khuẩn gây bệnh thân xanh thường không lây lan giữa đàn với nhau

Bệnh thân xanh hay hội chứng cơ thể xanh (BBS) là tên gọi dựa trên biểu hiện cơ thể tôm có màu xanh, rõ nhất ở gan tụy, mang và cơ. Thân xanh cũng là một trong những bệnh đường ruột ở tôm. Vì nguyên nhân gây bệnh được cho là do sự mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột tôm (hại khuẩn chiếm ưu thế), từ đó làm suy giảm miễn dịch, mầm bệnh dễ dàng tấn công gây ra triệu chứng xanh thân.

Khi nhiễm bệnh, tôm giảm hoặc bỏ ăn, gầy yếu. Tuy không khiến cho tôm chết hàng loạt nhưng bệnh thân xanh lại ảnh hưởng đến giá trị của tôm khi thu hoạch.

Bệnh ruột đỏ

Tôm bị bệnh ruột đỏ thường do ăn phải nấm hay xác tảo
Tôm bị bệnh ruột đỏ thường do ăn phải nấm hay xác tảo

Bệnh ruột đỏ hoặc xuất huyết đường ruột nếu không phát hiện sớm và xử lý kịp thời, tôm chết nhanh, gây thiệt hại kinh tế nặng nề. Đây là một loại bệnh đường ruột ở tôm thường xuất hiện trong hầu hết các ao nuôi tôm thâm canh và ở hầu hết các giai đoạn nuôi.

Các biểu hiện tôm khi bị bệnh ruột đỏ mà bà con có thể quan sát thấy là: đường ruột bị loãng, phân đứt khúc hay đường ruột bị cong, tắc nghẽn. Nếu quan sát dưới kính hiển vi sẽ thấy các chấm li ti màu đỏ trên thành đường ruột. Trường hợp tôm đã bị bệnh nặng, bà con cũng có thể thấy được đường ruột tôm ửng hồng hoặc đỏ.

Tôm bị bệnh ruột đỏ do ăn phải thức ăn nấm mốc, tảo độc, xác tôm chết, nhiễm ký sinh trùng hoặc nhiễm khuẩn Vibrio. Vì thế mà khi tiến hành điều trị bệnh cần phải xác định đúng nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp xử lý phù hợp.

Bệnh Monodon Baculovirus (MBV)

Bệnh Monodon Baculovirus (MBV) hay còn gọi là bệnh tôm còi. MBV ký sinh trên tế bào biểu mô gan tụy hình ống và tế bào ruột giữa, tạo một hoặc nhiều thể ẩn bên trong tế bào nhiễm, sau đó phá hủy mô gan tụy và màng ống tiêu hóa của tôm. Bệnh xuất hiện ở giai đoạn mysis, tôm giống, tôm ấu niên và cả tôm trưởng thành.

MBV là bệnh đường ruột ở tôm, khiến tôm ăn kém, hoạt động yếu và sinh trưởng chậm. Khi bệnh nặng hơn, gan tụy tôm teo lại có màu trắng hơi vàng, thối rất nhanh; Các phần phụ và vỏ kitin có hiện tượng hoại tử, nhiều sinh vật bám vào như ký sinh trùng đơn bào, tảo bám và vi khuẩn dạng sợi. Đặc biệt, lúc này tôm chết rải rác, nhìn sơ có thể thấy số lượng không nhiều, nhưng khi tích lại tỷ lệ chết có thể đạt tới 70%.

Nguyên nhân lây lan bệnh MBV chủ yếu là do tôm bố mẹ mang bệnh, đi phân có mầm bệnh vào nước và lây cho ấu trùng. Hoặc do tôm khỏe ăn tôm nhiễm MBV; tôm khỏe tiếp xúc mầm bệnh có trong nước hoặc dưới đáy ao đất, phân tôm bệnh. Đối với bệnh MBV, bà con cần chủ động phòng bệnh là chính vì hiện tại chưa có phương pháp điều trị bệnh dứt điểm.

Nguyên nhân gây bệnh đường ruột ở tôm

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tôm bị bệnh đường ruột, như vi khuẩn, ký sinh trùng, thức ăn, thời tiết, khí độc, tảo độc,… Bà con cần xác định đúng nguyên nhân gây bệnh để áp dụng phương pháp phù hợp, mang lại hiệu quả cao.

VFT Group tổng hợp một số nguyên nhân chính dẫn đến tôm bị bệnh đường ruột:

Do yếu tố môi trường

– Môi trường nước ao nuôi và nền đáy ao bị ô nhiễm do thức ăn dư thừa, xác và phân tôm tích tụ, xác tảo tàn,… đã tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển và xâm nhập vào đường ruột, gây các bệnh đường ruột ở tôm.

– Thời tiết thay đổi thất thường, nắng mưa kéo dài dễ khiến tôm bị stress, sức khỏe tôm giảm sút, bỏ ăn khiến cho ruột trống.

Do nguồn thức ăn

– Thức ăn để lâu, do bà con dự trữ quá nhiều mà không bảo quản tốt sẽ dễ bị nấm mốc, vón cục, nhiễm khuẩn và khi cho ăn sẽ khiến tôm bị bệnh đường ruột.

– Tôm ăn phải các loại tảo độc, điển hình là tảo lam. Loại tảo này có khả năng tiết độc tố làm tê liệt lớp biểu bì mô ruột, khiến tôm không hấp thụ được thức ăn.

Do nhiễm ký sinh trùng và vi khuẩn

– Vi khuẩn Vibrio spp: Loại vi khuẩn này sẽ phát triển mạnh khi môi trường nước ao nuôi bị ô nhiễm. Khi vào đường ruột tôm, chúng sẽ gây viêm đường ruột tôm, khiến tôm không tiêu hóa được thức ăn. Từ đó dẫn đến hiện tượng tôm bị trống ruột hoặc đứt khúc. Vibrio spp được xem là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh đường ruột ở tôm.

– Ký sinh trùng Gregarines (trùng hai tế bào): Ấu trùng của Gregarines thường xuất hiện trên các loài 2 mảnh vỏ, giun nhiều tơ hoặc ốc,… cũng là nguồn thức ăn ưa thích của tôm. Khi đã xâm nhập vào đường ruột tôm, những ấu trùng này sẽ phát triển thành dạng trưởng thành, sống ký sinh trong thành ruột tôm. Dần dần chúng tăng số lượng đến mức làm tắc nghẽn và gây tổn thương đường ruột tôm, từ đó các tác nhân gây bệnh dễ dàng tấn công tôm.

Các phương pháp phòng ngừa bệnh đường ruột ở tôm

Hiện nay, hầu hết các bệnh đường ruột ở tôm vẫn chưa có biện pháp điều trị triệt để. Vì vậy, cách tốt nhất là bà con nên tiến hành các biện pháp phòng ngừa để tối ưu chi phí và tăng tỷ lệ thành công của vụ nuôi như:

Cải thiện môi trường nước

Để ngăn ngừa vi khuẩn có hại xuất hiện trong ao nuôi, bà con nên sử dụng định kỳ các chế phẩm vi sinh làm sạch nước, xử lý lợn cợn và thức ăn dư thừa, cắt tảo độc, làm sạch đáy ao nuôi. Bà con có thể tham khảo vi sinh xử lý nước Bio Active và vi sinh xử lý đáy ao Aqua. VFT Group Cam kết Bio Active và Aqua là sản phẩm Không kháng sinh – Không Chất độc hại – Không hoocmon, bà yên tâm sử dụng.

Vi sinh xử lý nước ao Bio Active:

Vi sinh gây màu nước Bio Active chứa các vi sinh kích thích tảo khuê sinh sôi nhanh chóng, gây màu trà chỉ trong nửa ngày mà không cần ngâm ủ
Vi sinh gây màu nước Bio Active chứa các vi sinh kích thích tảo khuê sinh sôi nhanh chóng, gây màu trà chỉ trong nửa ngày mà không cần ngâm ủ

Vi sinh gây màu tảo khuê Bio Active là dòng chế phẩm sinh học cao cấp, chuyên xử lý môi trường nước ao nuôi tôm. Trong mỗi chai Bio Active dung tích 1L chứa hơn 10 tỷ lợi khuẩn với đa chủng vi sinh có hoạt tính cao, khả năng thích ứng môi trường rất nhanh, giúp bà con xử lý nhanh các vấn đề sau:

– Phân hủy nhanh các chất hữu cơ, thức ăn dư thừa, phân tôm, xác tảo tàn.

– Gây màu trà (màu tảo khuê) chỉ sau nửa ngày.

– Cắt tảo, giảm khí độc, khử nhớt, giảm mùi hôi đáy ao.

– Ức chế các vi sinh vật gây bệnh thuộc nhóm Vibrio gây bệnh phân trắng, đốm đen, hoại tử gan tụy và các bệnh đường ruột ở tôm.

*Hướng dẫn sử dụng:

Sản phẩm không mất cần ngâm ủ hay sục khí, không mất nhiều thời gian và công sức của bà con. Bà con chỉ cần hòa Bio Active với nước rồi tạt trực tiếp xuống ao. Tham khảo liều lượng như sau:

  • Tháng thứ 1: 1L Bio Active dùng cho 8.000 đến 10.000m3 nước, đánh định kỳ 5 đến 7 ngày/ lần.
  • Tháng thứ 2 đến thu hoạch: 1L Bio Active dùng cho 8.000 đến 10.000m3 nước lặp lại 3 đến 5 ngày/ lần.

Tùy thuộc vào diện tích ao nuôi, mật độ nuôi nhiều hay ít và mức độ ô nhiễm của ao nuôi mà bà con có thể điều chỉnh lượng vi sinh Bio Active tăng lên hoặc giảm xuống để đảm bảo hiệu quả xử lý nước ao nuôi tôm tốt nhất.

*Lưu ý:

Nếu bà con muốn khử nhớt và gây màu trà thì đánh vào buổi sáng, khi trời có nắng.

Còn nếu bà con muốn giảm khí độc và cắt tảo độc (tảo lam, tảo đỏ, tảo giáp) bà con mình đánh vào ban đêm, tầm 9 đến 10 giờ là hiệu quả cao nhất.

Vi sinh xử lý đáy ao Aqua:

Vi sinh xử lý đáy ao Aqua giúp phân hủy các chất thải hữu cơ trong ao nuôi mà không sinh ra khí độc gây hại cho tôm
Vi sinh xử lý đáy ao Aqua giúp phân hủy các chất thải hữu cơ trong ao nuôi mà không sinh ra khí độc gây hại cho tôm

Vi sinh xử lý đáy ao tôm Aqua giúp xóa tan nỗi lo nhớt bạt, khí độc hoặc tảo độc ở đáy ao nuôi tôm, từ đó hạn chế xuất hiện mầm bệnh gây các bệnh đường ở tôm. Nhờ đó, tôm phát triển khỏe mạnh, nhanh về size và tăng lợi nhuận cho bà con.

Công dụng nổi bật của Aqua có thể được kể đến như:

– Phân hủy nhanh bùn bã hữu cơ tích tụ đáy ao.

– Làm giàu nguồn vi sinh vật nền đáy ao nuôi với hàng tỷ lợi khuẩn.

– Làm giảm hàm lượng các khí độc hòa tan trong ao nuôi (NH3, NO2, H2S), tránh tình trạng tôm chết ngạt, nổi đầu vào sáng sớm.

– Cải tạo môi trường đáy ao hiệu quả: Giảm mùi hôi nước xi phông đáy, khử nhớt sạch bạt từ đó tiết kiệm được chi phí thuê nhân công lau chùi bạt.

*Hướng dẫn sử dụng:

Liều lượng vi sinh được điều chỉnh tùy thuộc vào tình trạng thực tế của ao nuôi, bà con có thể tham khảo liều lượng men vi sinh Aqua cụ thể dưới đây:

  • Tháng thứ 1: Dùng 100g Aqua cho 5.000m3 nước, đánh 5 ngày/lần.
  • Tháng thứ 2: Dùng 150g Aqua cho 5.000m3 nước, đánh 5 ngày/lần.
  • Tháng thứ 3: Dùng 200g Aqua cho 5.000m3 nước, đánh 5 ngày/lần.
  • Tháng thứ 4: Dùng 250g Aqua cho 5.000m3 nước, đánh 5 ngày/lần.

Bà con lưu ý, vi sinh có hoạt tính rất mạnh, đã được kích hoạt, sẵn sàng hoạt động ở môi trường đáy ao, vì thế nên tạt trực tiếp xuống ao, không để dung dịch đã hòa tan quá 2 giờ.

Điều chỉnh chế độ ăn

Để phòng ngừa tôm bị bệnh đường ruột, bà con cần điều chỉnh lượng thức ăn sao cho phù hợp với nhu cầu của đàn tôm, tránh dư thừa quá nhiều làm ô nhiễm nước, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh xuất hiện. Đồng thời, bà con cần kiểm soát chặt chất lượng nguồn thức ăn, thường xuyên kiểm tra lượng thức ăn dự trữ tại ao, tránh để bị ẩm mốc, nấm,… gây bệnh đường ruột ở tôm.

Ngoài ra, trong suốt quá trình nuôi bà con nên bổ sung thêm men tiêu hóa hỗ trợ đường ruột tôm. VFT Group xin giới thiệu đến bà con sản phẩm men vi sinh 3 trong 1 Mipe giúp tôm nở ruột, chắc thịt, lớn nhanh.

Công dụng chính của men vi sinh Mipe:

Sử dụng men tiêu hóa vi sinh Mipe sẽ giúp tôm bạn mau đạt size vào cuối mùa vụ
Sử dụng men tiêu hóa vi sinh Mipe sẽ giúp tôm bạn mau đạt size vào cuối mùa vụ

– Bổ sung vi sinh vật đặc hiệu và Enzyme vào thức ăn hàng ngày, giúp tôm tiêu hóa nhanh và hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng, tôm nở ruột, nhanh lớn và chắc thịt.

– Giảm tiêu tốn thức ăn, hàm lượng FCR giảm, rút ngắn thời gian nuôi, tiết kiệm tối đa chi phí cho bà con.

– Ức chế sự cạnh tranh của các vi sinh vật gây bệnh thuộc nhóm Vibrio, hỗ trợ đường ruột tôm khỏe mạnh, phát triển thuận lợi, tăng năng suất cho vụ mùa.

– Củng cố hệ vi sinh vật có lợi cho đường ruột, giúp đường ruột của tôm to, đẹp, đồng đều, không bị đứt quãng, đứt khúc. Đặc biệt, hạn chế bệnh đường ruột, bệnh phân trắng trên tôm cá, gia tăng tuổi thọ cho tôm.

*Lưu ý: Bà con có thể dùng men vi sinh tiêu hóa Mipe sau khi sử dụng kháng sinh để phục hồi chức năng tiêu hóa cho tôm.

*Hướng dẫn sử dụng:

Hòa tan Mipe với nước sạch rồi trộn đều với thức ăn. Liều lượng tham khảo như sau:
– Bổ sung vào thức ăn hàng ngày cho tôm: trộn 2g/kg thức ăn, cho ăn liên tục trong suốt quá trình nuôi.
– Trường hợp đường ruột tôm yếu, hỗ trợ trị bệnh đường ruột ở tôm: trộn 5g/kg thức ăn, trộn cho ăn liên tục 5-7 ngày.

*Lưu ý:

– Không dùng kháng sinh sau khi sử dụng men vi sinh tiêu hóa Mipe.

– Nếu đã dùng kháng sinh, bà con có thể dùng men vi sinh sau 2 giờ đồng hồ.

– Không pha với nước nóng hoặc ấm vì sẽ làm chết vi khuẩn có lợi trong sản phẩm.

——> Xem thêm bài viết: Men vi sinh cho tôm và men tiêu hóa

Một số phương pháp khác

Ngoài các phương pháp trên, bà con có thể phòng ngừa bệnh đường ruột ở tôm bằng các phương pháp như sau:

– Bổ sung các loại khoáng cần thiết như KCL, Azomite, CaCl2, MgCl2.

– Giảm 30% lượng thức ăn khi tôm có dấu hiệu bệnh.

– Lưu ý về mật độ nuôi tôm phải phù hợp với diện tích ao nuôi.

– Cải tạo và xử lý ao trước khi thả nuôi và đảm bảo đầy đủ thiết bị, máy móc để hỗ trợ hiệu quả.

– Kiểm soát chất lượng nước và mật độ tảo bằng chế phẩm vi sinh Bio Active và Aqua.

– Dùng EM tỏi để phòng ngừa bệnh đường ruột ở tôm.

Bệnh đường ruột ở tôm luôn là nỗi lo của bà con trong mỗi vụ nuôi. Qua bài viết này, VFT Group hy vọng đã giúp bà con có được cái nhìn tổng quan cách phát hiện dấu hiệu tôm bị đường ruột cũng như là cách phòng ngừa các bệnh đường ruột ở tôm hiệu quả.

Nếu như bà con muốn đặt mua các sản phẩm vi sinh xử lý nước Bio Active, vi sinh xử lý đáy Aqua hoặc men vi sinh Mipe, vui lòng liên hệ qua HOTLINE 0916 859 166 để được kỹ sư VFT tư vấn tận tình.

Mến chúc bà con vụ mùa bội thu, đạt năng suất cao, lợi nhuận cao!

Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam
– Fanpage: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup
– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn