Bệnh trống đường ruột trên tôm thẻ chân trắng khiến tôm bỏ ăn chậm lớn, FCR tăng làm giảm năng suất vụ nuôi. Bệnh trống đường ruột trên tôm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của đàn và gây tổn thất kinh tế đáng kể cho bà con nuôi tôm.
Cách chữa trị tôm bị trống đường ruột là gì? Bài viết này sẽ giúp bà con tìm hiểu từ A đến Z về bệnh trống đường ruột trên tôm. Mời bà con theo dõi!
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trống đường ruột trên tôm và dưới đây là một số nguyên nhân chính bà con cần lưu ý.
Do vi khuẩn Vibrio:
Nguyên nhân chính là do vi khuẩn Vibrio xâm nhập vào đường ruột của tôm, chúng tiết ra độc tố phá hủy thành ruột gây viêm, khiến tôm không ăn được nên xuất hiện hiện tượng tôm bị trống ruột.
Do môi trường ao nuôi:
+ Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, hay mưa gió thay đổi thất thường cũng làm tôm bỏ ăn lâu ngày, dẫn đến tôm bị trống đường ruột.
+ Nguồn nước, các dụng cụ, máy móc, vật tư thiết bị nuôi không được vệ sinh xử lý kỹ khi bắt đầu vụ mới, dẫn đến môi trường ao nuôi bị nhiễm khuẩn.
+ Nền đáy ao ô nhiễm, sản sinh khí độc như: H2S, NH3, NO2
Do thức ăn không tốt:
+ Thức ăn bảo quản không tốt, để lâu bị ẩm mốc sản sinh độc tố gây hại cho tôm, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, khiến tôm bị trống đường ruột.
+ Thức ăn dư thừa còn lại trên cầu nhá, dính trên thành bạt, cánh quạt hoặc chân cầu,… lâu ngày không vệ sinh, bị nhiễm nấm mốc, vi khuẩn. Tôm ăn dễ nhiễm đường ruột, dẫn đến tôm trống đường ruột.
Do ăn phải tảo độc:
Tôm ăn trúng các loại tảo độc trong ao, đặc biệt là tảo lam. Chúng có khả năng tiết ra độc tố làm lớp biểu bì mô ruột tôm bị tê liệt, không hấp thụ được thức ăn, dẫn đến tôm bị một số bệnh như phân trắng, phân đứt khúc, lỏng ruột, tôm trống đường ruột.
Tôm bị trống đường ruột tuy không chết hàng loạt trong thời gian ngắn nhưng ăn yếu hoặc bỏ ăn, không bắt mồi, còi cọc, giảm đề kháng và dễ bị các mầm bệnh khác tấn công hơn. Điều này ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tôm cuối vụ.
Một số biện pháp phòng bệnh trống đường ruột trên tôm, bà con có thể thực hiện các biện pháp như sau:
Lựa chọn và bảo quản thức ăn tốt:
Quản lý môi trường ao nuôi chặt chẽ
Bổ sung men vi sinh cho tôm:
Bà con nên sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng cho tôm như men vi sinh 3 trong 1 Mipe để hạn chế nguy cơ tôm trống đường ruột.
Mipe bổ sung các loại enzyme hữu hiệu hỗ trợ quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn, giúp đường ruột tôm khỏe, kích tôm háu ăn, nhạy bắt mồi, tăng trưởng nhanh.
Đặc biệt, men vi sinh Mipe còn bổ sung hàng tỷ lợi khuẩn có khả năng ức chế cạnh tranh với hại khuẩn, hạn chế các bệnh đường ruột, trong đó có bệnh trống ruột trên tôm.
Khi phát hiện đàn có biểu hiện tôm trống đường ruột, bà con tiến hành xử lý song song 2 bước sau đây:
*Bước 1: Xử lý môi trường nước bằng vi sinh Bio Active
*Bước 2: Dùng vi sinh Mipe hỗ trợ đường ruột tôm
– Diệt khuẩn xong 2 giờ sau trộn vi sinh Mipe vào thức ăn cho tôm, giúp củng cố lại hệ vi sinh đường ruột với liều lượng 5g cho kg thức ăn, cho ăn liên tục 5-7 ngày.
– Sau khi đường ruột ổn định, tiếp tục cho tôm ăn men vi sinh Mipe với liều duy trì, 2g cho 1kg thức ăn, cho ăn liên tục trong suốt quá trình nuôi.
Cách chữa trị tôm bị trống đường ruột với vi sinh Bio Active và Mipe rất đơn giản, bà con có thể tham khảo, áp dụng cho ao nuôi tôm của mình.
Nếu gặp vấn đề trong quá trình nuôi tôm hoặc cần tư vấn thêm về sản phẩm, có thể liên hệ ngay đến số HOTLINE: 0916 859 166. Chúc bà con sử dụng sản phẩm hiệu quả và bội thu trong mọi mùa vụ nhé!
Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam
– Fanpage: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup
– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn