Bệnh chết sớm trên tôm (Early Mortality Syndrome – EMS) là một trong những thách thức lớn đối với ngành công nghiệp nuôi tôm trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Vì bệnh EMS trên tôm lây lan rất nhanh, tôm có thể chết chỉ sau 12 giờ nhiễm bệnh. Bệnh xuất hiện lần đầu tiên tại Trung Quốc vào năm 2009 và lan tới Việt Nam vào năm 2010.
Do đó, việc hiểu về rõ về nguyên nhân, dấu hiệu và các biện pháp ngăn ngừa bệnh EMS trên tôm trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Mời bà con cùng VFT Group tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này qua bài phân tích dưới đây nhé!
Bệnh tôm chết sớm (Early Mortality Syndrome – EMS) hay còn được gọi là Bệnh hoại tử gan tụy cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Syndrome – AHPNS). Bệnh EMS trên tôm xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2009 tại Trung Quốc và dần lây lan sang nhiều quốc gia khác như Việt Nam (2010), Malaysia & Thái Lan (2011) và Mexico (2013) và thường xuất hiện nhiều trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở các ao nuôi thâm canh hoặc bán thâm canh.
Mặc dù nhiều nhà nghiên cứu đã xác định được nguyên nhân gây bệnh nhưng vẫn chưa có biện pháp điều trị triệt để nào được công bố. Do tôm sẽ chết rất nhanh nếu nhiễm bệnh chưa đầy 12 tiếng, vì vậy mà bà con chỉ có thể phòng ngừa để hạn chế việc bùng phát. Bà con cần lưu ý vì bệnh phát triển từ giai đoạn tôm giống và trở nên nghiêm trọng hơn nếu như nhiệt độ, độ pH, độ mặn và hàm lượng oxy trong ao suy giảm.
Biểu hiện bệnh có thể nhận biết được trên từng cá thể, cả đàn tôm hoặc ao nuôi. Cụ thể như:
+ Dấu hiệu trên từng cá thể tôm:
– Gan mềm nhũn và sưng to.
– Tôm bị teo gan, trống ruột và gan nhạt màu.
– Vỏ tôm mềm và đục cơ.
– Tôm thải ra phân trắng trong thời gian dài.
+ Dấu hiệu trên cả đàn tôm:
– Tôm tăng trưởng chậm và chết ở dưới đáy ao
– Tôm chết hàng loạt ở ao sau khi nhiễm bệnh từ 2 – 3 ngày.
– Tôm bơi chậm, lờ đờ, bơi tấp mé, giảm hoặc bỏ ăn và chết sau đó.
– Vỏ tôm mềm và nhạt màu hơn bình thường.
– Trường hợp hiếm gặp ghi nhận rằng nếu ngưng cho ăn thì tôm không chết. Nhưng khi cho ăn lại thì sẽ chết rất nhanh sau đó.
+ Dấu hiệu trên toàn bộ ao nuôi:
– Lượng khoáng chất có trong ao suy giảm.
– Độ trong của ao bị giảm xuống dưới 30cm.
– Hàm lượng oxy hòa tan < 5ppm ở tháng nuôi đầu tiên sau khi bà con thả tôm giống.
– Độ pH dao động trong ao < 0.3
– Lượng khí độc NH3 xuất hiện sớm hơn so với thời gian nuôi.
Hội chứng tôm chết sớm EMS chủ yếu do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus tiết ra độc tố PirBvp làm tổn thương đến mô và gây hoại tử gan tụy trên tôm, thường thấy nhất là hiện tượng tôm bị teo gan trống ruột. Đây được xem là nguyên nhân chính khiến tôm trong vòng 1 tháng đầu tiên sau khi thả giống. Sự nguy hiểm của bệnh này là dễ dàng lây lan từ con bệnh sang con khỏe một cách nhanh chóng bằng hình thức gián tiếp (chất thải hay xác tôm bệnh phát tán virus ra môi trường nước) và trực tiếp (tôm khỏe ăn xác tôm bệnh) dẫn tới tỷ lệ gây chết tôm hàng loạt rơi vào con số 70%, đây là con số khủng khiếp có thể nói là gần mất trắng cả vụ nuôi (phần lớn bà con phát hiện bệnh này đều thu tôm ngay lập tức). Đặc biệt, loại vi khuẩn này còn có các thể kháng nhiều loại kháng sinh, các chuyên gia khuyến khích bà con tuyệt đối ngưng sử dụng mà thay vào đó hãy sử dụng vi sinh để thay thế.
Một vài tác nhân khác cũng có thể gây bệnh EMS trên tôm như bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh tử vong ngầm ở tôm (Covert Mortality Disease – CMD)… Nhưng mỗi bệnh đều có dấu hiệu lâm sàng riêng nên dễ dàng phân biệt với bệnh EMS. Bà con nên cẩn thận và xét nghiệm nguồn nước, tôm giống trước khi thả để loại trừ trước mầm bệnh trước khi thả tôm.
Ngoài ra còn một vài nguyên nhân khác như:
– Do yếu tố môi trường nước như tảo độc, các loại khí độc (NH3, NO2), thức ăn và hóa chất dư thừa làm ô nhiễm ao nuôi và khiến tôm bị gan tụy cấp.
– Độ mặn trong ao cao, nên duy trì độ mặn < 20‰.
– Tôm giống có chất lượng kém và mang mầm bệnh.
– Nền đáy và hạ tầng ao cũng như là bạt lót cũ kĩ, kém chất lượng do đã dùng trong nhiều vụ nuôi.
– Môi trường thời tiết thay đổi thất thường.
Tác hại của bệnh EMS khiến cho tôm chết đột ngột và gây ra sự suy giảm đáng kể về số lượng tôm, dẫn đến sự mất mát về doanh thu của bà con nuôi tôm. Ngoài ra việc sử dụng các biện pháp để kiểm soát khiến bà con tốn kha khá chi phí và ảnh hưởng đến lợi nhuận thu về sau khi thu hoạch tôm. Nhiều trường hợp còn ghi nhận số lượng tôm chết sạch trong ao, bà con hoàn toàn mất trắng cả vụ.
Ngoài ra, hội chứng tôm chết sớm EMS còn gây thiếu hụt nguồn cung tôm trên thị trường. Điều này sẽ làm tăng giá tôm khi bán ra và gây ra sự không ổn định trên thị trường. Một số phương pháp điều trị bệnh EMS trên tôm có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường nước ao nuôi, chẳng hạn như sử dụng hóa chất hoặc kháng sinh. Việc sử dụng hóa chất hoặc kháng sinh cũng không thể điều trị dứt điểm bệnh hoàn toàn.
→ EMS có thể kìm hãm sự phát triển của ngành công nghiệp nuôi tôm trên quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng. Việc phải xử lý tôm nhiễm bệnh EMS đòi hỏi sự tiêu tốn về tiền bạc, thời gian cũng như là công sức của nhiều bà con. Vì thế mà việc phòng bệnh trở nên quan trọng hơn bao giờ hết để tránh thất thoát nhiều thứ.
Dưới đây sẽ là một số giải pháp về cách phòng ngừa bệnh để giảm tỷ lệ tôm nhiễm bệnh và hỗ trợ điều trị khi tôm có dấu hiệu mắc bệnh. Cụ thể như:
Khi chọn tôm giống để thả ao, bà con cần đảm bảo con giống không mang mầm bệnh từ các trại giống uy tín và có tiếng trên thị trường. Theo như Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản Thái Lan (ABRC – Aquaculture Business Research Center) cho thấy bệnh EMS trên tôm sẽ khác nhau tùy vào chất lượng tôm giống như thế nào.
– Tôm giống có gan tụy màu trắng đục (Whitish) và không có chất béo (Fat lipid): Đây là các con giống đã nhiễm vi khuẩn Vibrio (107 khuẩn lạc/g) trước khi được thả vào ao và là tác nhân làm cho tôm chết nhanh sau 20 ngày thả.
– Tôm giống có gan tụy màu nâu hoặc trắng: Đây là các con giống cũng bị nhiễm khuẩn Vibrio (104 – 105 khuẩn lạc/g). Trong khoảng thời gian đầu, các con giống này đều có biểu hiện khỏe mạnh nhưng thực chất chúng rất yếu, hoạt động kém và cũng sẽ chết sau đó.
→ Do đó việc lựa chọn tôm giống đảm bảo sạch bệnh là vấn đề quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh để tránh tình trạng lây ngang và lây dọc của bệnh EMS.
Bà con nên kiểm soát thật kỹ nguồn nước ao nuôi ngay từ đầu mùa vụ nuôi để đảm bảo sạch mầm bệnh như chuẩn bị đầy đủ ao dự trữ, ao lắng, ao xử lý… trước khi cấp nước vào ao nuôi chính. Tiến hành diệt khuẩn và các tác nhân gây hại (Vi khuẩn, Virus, Ký sinh trùng, Mầm bệnh…) bằng Bio Active của VFT theo đúng liều lượng, thời gian.
—–>Bà con click vào đây để xem chi tiết sản phẩm: Vi sinh cắt tảo độc Bio Active
Đồng thời bà con phải có đầy đủ các trang thiết bị cần thiết trong ao cũng đóng vai trò giúp tôm phát triển khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh EMS hoặc một vài bệnh khác. Bên cạnh đó cũng cần kiểm tra các chỉ số trong môi trường nước ao thường xuyên để khống chế mật độ vi khuẩn, chẳng hạn:
– Lượng oxy hòa tan cao 6-10mg/L
– Độ kiềm 100-200mg/L và nhiệt độ nước không vượt quá 32oC
– Độ pH phải dao động từ 7.5 – 8.5
– Mực nước trong ao ở mức thích hợp từ 1.2 – 1.4m
Các ao nuôi nếu phát hiện có tôm bệnh phải diệt khuẩn và tẩy trùng triệt để, khoanh vùng, cách ly. Điều cần lưu ý là không được xả nước thải và tôm chết ra ngoài môi trường vì sẽ khiến ô nhiễm và lây lan dịch bệnh, gây ảnh hưởng trầm trọng vào các mùa nuôi sau.
Bùn bã ở đáy ao từ thức ăn thừa, phân tôm, xác sinh vật phù du chết tích tụ khiến đáy ao bị ô nhiễm và sản sinh ra mềm bệnh EMS trên tôm. Đáy ao nuôi được đảm bảo sạch sẽ là biện pháp để giải quyết vấn đề này triệt để. Nên tránh sự xáo động trong khu vực nhiều bùn, mật độ vi khuẩn 108 CFU/ml vi khuẩn sẽ có khả năng lây nhiễm bệnh cho tôm, còn nếu duy trì mật độ vi khuẩn 104 CFU/ml sẽ an toàn cho tôm hơn và ngăn ngừa được vi khuẩn gây bệnh.
Bà con nên kết hợp sử dụng thêm siêu vi sinh xử lý đáy ao Aqua của VFT để đánh bay nhớ bạt, thức ăn thừa, tảo tàn hoặc xác tôm chết lắng ở đáy ao. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp ổn định nguồn nước, tôm về size nhanh và tăng năng suất, lợi nhuận. Xử lý đáy ao bằng Aqua sẽ mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm được chi phí, thời gian.
Một số nghiên cứu cũng đã cho thấy việc nuôi cá rô phi cùng với tôm sẽ giúp cân bằng hệ sinh thái trong môi trường nước ao. Với sự cân bằng hệ sinh thái như thế sẽ hạn chế được vi khuẩn gây bệnh phát triển trong ao nuôi.
Mặt khác, nếu trong ao xuất hiện hiện tượng tảo tàn, sụp tảo thì vi khuẩn gây bệnh sẽ có cơ hội bùng phát mạnh mẽ. Nhưng khi thả cá rô phi ở mật độ vừa phải sẽ giúp diệt tảo, làm sạch đáy, ăn tôm chết giúp giảm sự lây nhiễm bệnh. Khi này, vi khuẩn gây nên bệnh EMS ở tôm sẽ khó phát triển.
Hiện nay bệnh EMS trên tôm chưa có phương pháp điều trị triệt để, các chuyên gia chỉ khuyến khích bổ sung dinh dưỡng để tôm có thể khỏe mạnh chống chọi lại với bệnh tật. Phần lớn bà con khi phát hiện ra tôm bị nhiễm EMS, họ sẽ tiến hành thu tôm. Tuy nhiên, cách này chỉ nên áp dụng đối với tôm từ 30 ngày tuổi trở xuống. Ngoài ra sau khi phát hiện ao nuôi có mầm bệnh và quyết định thu tôm, bà con cần tiến hành xử lý diệt khuẩn kèm với xử lý nước thải trước khi thải ra sông để tránh việc dịch bệnh có thể lây lan cho cả vùng.
Trong suốt vụ nuôi, bà con cần theo dõi đàn tôm và ao nuôi để sớm phát hiện các biểu hiện bất thường vì bệnh sẽ khiến tôm chết rất nhanh. Nếu bùng phát dịch bệnh, nhanh chóng lấy mẫu để xét nghiệm xem có sự xuất hiện của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus hay không. Nếu có thì cần phải tiến hành cách ly những con tôm bệnh ra và điều trị ngay để hạn chế được số lượng tôm chết. Quy trình sẽ diễn ra như sau (lưu ý chỉ tiến hành đối với ao công nghệ hoặc ao đất có diện tích nhỏ):
—-> Bà con tham khảo bài viết: Hướng dẫn diệt khuẩn trong ao nuôi tôm
Bà con có thể tham khảo 2 sản phẩm men vi sinh Chuẩn Bogantuy và Baci Rho dùng để điều trị bệnh EMS trên tôm. Đây là sản phẩm giúp bà con thay thế cho việc dùng kháng sinh để điều trị, việc sử dụng kháng sinh sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ đối với ao nuôi và tôm. Cả 2 sản phẩm đều không chứa kháng sinh, hormon, chất độc hại và đạt chứng nhận ISO, được cấp phép lưu hành trên toàn quốc bởi Tổng cục Thủy Sản
Chế phẩm sinh học Baci Rho và Chuẩn Bogantuy của VFT Group là lựa chọn ưu tiên của nhiều bà con để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh EHP, bệnh EMS trên tôm và một số bệnh liên quan đến gan tụy khác. Mời bà con tìm hiểu về công dụng và cách sử dụng của 2 sản phẩm này nhé!
* Thành phần
+ Baci Rho:
– Bacillus spp: 109 CFU/kg
– Rhodopseudomonas sp: 109 CFU/kg
– Sorbitol và tá dược bột Talc vừa đủ 1kg
– Nhiều loại vi sinh có khả năng sản sinh các loại kháng sinh sinh học giúp tăng sức đề kháng và phòng trừ bệnh EMS, EHP cho tôm.
– Nhiều loại axit amin; các khoáng chất vi lượng: Fe, Cu, B, Mo, Zn; các vitamin (A, B,C…); các loại men (enzym), các dinh dưỡng thiết yếu để tôm khỏe mạnh hơn.
—-> Xem sản phẩm chi tiết tại đây: Men vi sinh hỗ trợ điều trị bênh EMS trên tôm Baci RHO
+ Chuẩn Bogantuy:
– 90.000 mg/l Sorbitol (min)
– 50.000 UI/l Vitamin A (min)
– 1.000 ml Dung môi lên men vừa đủ
– Các chất khác như: 2% cát sạn (khoáng không tan trong HCL), dung môi vừa đủ 1 lít.
* Công dụng
+ Baci Rho:
– Là 1 loại men vi sinh khi trộn với thức ăn, những vi sinh vật sẽ trú trong ruột tôm và tạo ra 1 môi trường bất lợi kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn Vibrio.
– Bổ sung lợi khuẩn và các enzyme tiêu hóa giúp hấp thụ và chuyển hóa các chất khó tiêu thành dạng dễ tiêu hóa, tăng tối đa khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Tôm khỏe để chống chọi với bệnh tật.
– Tăng cường đề kháng, gia tăng tỷ lệ sống cho tôm và ngăn ngừa tình trạng tôm chết không rõ nguyên nhân.
– Chứa nhiều vitamin và các khoáng chất giúp tôm khỏe mạnh, tăng đề kháng chống lại độc tố của vi khuẩn Vibrio và hồi phục sau khi mắc bệnh.
+ Chuẩn Bogantuy:
– Chứa kháng thể hỗ trợ hạn chế gan tụy hoạt động quá mức để sản sinh đề kháng dẫn đến bị hỏng và chống lại vi khuẩn Vibrio.
– Có chứa các loại vitamin và tá dược giúp tôm hồi phục chức năng gan tụy sau khi sử dụng kháng sinh trị EMS.
– Hỗ trợ gan tôm đẹp và lên lipid gan nhanh chóng hạn chế nhiễm EMS.
* Cách sử dụng để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh EMS
+ Baci Rho (Dạng bột):
– Phòng ngừa bệnh: Hòa tan 2g chế phẩm với 50ml nước sạch và phun đều dung dịch lên 1kg thức ăn. Để trong vòng 15 phút để dung dịch ngấm vào thức ăn trước khi cho ăn, không để dung dịch đã hòa tan qua 2 giờ (Cho ăn 4 lần/ngày).
– Hỗ trợ điều trị bệnh: Hòa tan 10g chế phẩm với 50ml nước sạch và phun đều dung lịch lên 1kg thức ăn. Để trong vòng 15 phút để dung dịch ngấm vào thức ăn trước khi cho ăn, (Cho ăn 4 lần/ngày và liên tiếp trong 5 ngày trong khoảng thời gian từ 8 – 16 giờ). Trong trường hợp tôm bị bệnh nặng bỏ ăn, bà con dùng Baci Rho khuấy với nước ao rồi tạt xuống ao, mỗi 500g cho 2000m3 nước để tôm hấp thụ qua mang.
+ Chuẩn Bogantuy (Dạng nước):
– Phòng ngừa bệnh: Sử dụng 5ml chế phẩm để trộn vào 1kg thức ăn cho tôm. Tương tự, khi tôm có tình trạng bỏ ăn, có thể dùng thêm 1 lít chế phẩm để tạt cho 1.000m3 nước ao.
*** Lưu ý khi dùng sản phẩm Baci Rho và Chuẩn Bogantuy
– Khi đã dùng kháng sinh, có thể sử dụng sau đó khoảng 2 tiếng.
– Không pha với nước có nhiệt độ cao vì sẽ làm chết lợi khuẩn bên trong sản phẩm.
– Có thể sử dụng bằng cách pha men vi sinh với nước ao nuôi hoặc trực tiếp trộn vào thức ăn của tôm.
– Xét về công dụng: độ hiệu quả của cả 2 sản phẩm đều tương đồng nhau chỉ khác những tính năng đi kèm
—-> Xem sản phẩm chi tiết tại đây: Vi sinh điều trị bệnh ems trên tôm Chuan Bogantuy
Chế phẩm vi sinh của VFT Group là những sản phẩm vi sinh hàng đầu trên thị trường, được nhiều bà con tin dùng. Dưới đây là một số lợi ích khi mua sản phẩm vi sinh từ VFT Group:
Việc phòng ngừa bệnh là ưu tiên hàng đầu, nhất là bệnh EMS trên tôm đối với nhiều bà con. Nếu phát hiện tôm bị nhiễm bệnh trong ao, Chuẩn Bogantuy và Baci Rho là 2 giải pháp tốt nhất cho bà con sử dụng để hỗ trợ điều trị. Đặt hàng ngay qua HOTLINE: 0916 859 166 để nhận tư vấn miễn phí từ kỹ sư VFT Group cùng với ưu đãi và nhiều phần quà hấp dẫn cho nhiều bà con. Chúc bà con có nhiều vụ nuôi thành công và thu về lợi nhuận tiền tỷ nhé!
Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam
– Fanpage: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup
– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn