Trong quá trình nuôi tôm phải chú ý duy trì mật độ tảo ở mức thích hợp, không để tảo phát triển quá dày sẽ gây ra hiện tượng sụp tảo. Vậy hiện tượng ao tôm bị sụp tảo là gì? Sụp tảo gây ra những tác hại như thế nào và làm sao để xử lý, khắc phục hiện tượng sụp tảo? Mời bà con theo dõi tiếp bài viết dưới đây.
Sụp tảo là tên gọi bao quát một chuỗi hiện tượng mà trong đó bao gồm luôn cả hiện tượng “tảo tàn”. Cụ thể hơn, hiện tượng ao tôm bị sụp tảo là khi tảo trong ao nuôi chết với số lượng lớn hàng loạt và qua thời gian chúng sẽ bắt đầu phân hủy. Không chỉ như thế, trong quá trình bà con kích thích tăng trưởng tảo có lợi không thành công cũng được gọi là sụp tảo.
Khi ao tôm bị mất tảo, sẽ làm mất đi nguồn oxy hòa tan do tảo quang hợp tạo ra và quá trình phân hủy xác tảo cũng tiêu tốn rất nhiều oxy. Không chỉ vậy, khi xác tảo phân hủy còn sinh ra các loại khí độc NH3, NO2, H2S và đây là các nhóm khí độc gây nguy hiểm cho tôm.
Ngoài giảm thiểu lượng oxy thì khi sụp tảo còn khiến cho tôm bị đóng rong, đen mang. Nhất là đối với những con tôm ít di chuyển thường xùi mình dưới tầng đáy, khi mà xác tảo rơi xuống sẽ khiến cho tôm dơ bẩn, tôm bị đóng rong. Ngoài ra khi xác tảo không được xử lý qua thời gian, khi tôm bơi qua sẽ bám vào hai bên mang làm cho tôm bị đen mang.
Bên cạnh đó nếu tôm ăn phải xác tảo còn có khả năng khiến cho đường ruột bị tổn thương và gây nên các bệnh đường ruột, đặc biệt là bệnh phân trắng. Có thể thấy khi tôm bị đường ruột sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình phát triển của tôm.
—–> Tham khảo thêm bài viết cách diệt tảo nhanh nhất
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ao tôm bị sụp tảo, các nguyên nhân thường thấy là:
Mưa lớn đột ngột hoặc mưa kéo dài dẫn đến thiếu ánh sáng mặt trời. Tảo luôn cần ánh sáng để quang hợp và tạo ra oxy hòa tan, vì vậy mà khi mưa nhiều kéo dài, thiếu ánh sáng, tảo không đủ điều kiện để quang hợp nên sẽ lụi tàn.
Ngoài ra khi trời mưa kéo dài còn dẫn đến độ pH trong ao suy giảm, do vậy mà gây chết tảo. Kết hợp thêm tình trạng không có ánh nắng mặt trời khiến tảo không thể quang hợp dẫn đến tảo chết hàng loạt và từ đó xuất hiện hiện tượng tảo tàn.
Trong quá trình nuôi, càng về sau lượng thức ăn đưa xuống ao càng nhiều nên phân tôm và lượng thức ăn dư thừa gia tăng đáng kể làm màu nước đậm dần. Nếu không quản lý tốt màu nước sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển của tảo, tảo không thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để quang hợp dẫn đến sụp tảo.
Điều kiện môi trường thuận lợi, tảo sinh sống trong ao nuôi sẽ phát triển mạnh mẽ. Trong thời gian dài, nếu người nuôi không cắt tảo định kỳ, mật độ tảo trở nên dày đặc, chúng cạnh tranh môi trường sống và thức ăn sẽ dẫn đến hiện tượng ao tôm bị sụp tảo. Bên cạnh đó, nếu mật độ tảo quá cao còn gây xuất hiện tình trạng “tảo nở hoa” rồi sau đó gây sụp tảo trong ao.
Bà con sử dụng hóa chất diệt tảo kém chất lượng hoặc dùng quá liều lượng quy định cũng dẫn đến hiện tượng sụp tảo đột ngột gây sốc cho tôm và hóa chất cũng phần nào ảnh hưởng đến tôm. Một số bà con phát hiện khi dùng hóa chất diệt tảo, tôm thường có hiện tượng bơi lờ đờ nhưng không chết, chậm lớn do cần thời gian hồi phục.
Mặt khác, hóa chất là loại chất có phần khác biệt so với các dòng vi sinh do vi sinh sẽ giúp diệt tảo dần theo thời gian, chọn lọc loại tảo cắt, phân hủy xác tảo nhưng hóa chất thì lại giúp tiêu diệt tất cả các loại tảo ngay lập tức mà lại không có chức năng phân hủy xác tảo.
Khi phát hiện ao tôm bị sụp tảo, bà con có thể thực hiện xử lý như sau:
– Bước 1: Chạy quạt để kéo tảo về 1 phía và vớt tảo
Chạy quạt công suất lớn để xác tảo tàn và các chất lơ lửng tập trung lại, sau đó dùng vợt vớt hết xác tảo. Đối với xác tảo tàn nổi lên ở cuối hướng gió thì dùng vợt mịn hoặc máy bơm hút xác tảo tàn ở bề mặt.
– Bước 2: Thay nước 30%
Nếu có ao lắng chất lượng nước tốt, bà con tiến hành thay 30% nước ao để loại bỏ bớt tảo và xác tảo ra khỏi ao. Kiểm soát độ pH trong ao, nếu pH trong ao quá thấp, bà con nên bón vôi CaCO3 liều lượng 15kg vôi cho 1.000m3 nước để tăng 1 độ pH, bà con nên tạt lúc 10 – 12h đêm.
– Bước 3: Chạy quạt hết công suất để tăng cường oxy
Như đã nói ở phần tác hại thì khi sụp tảo, lượng oxy hòa tan trong ao rất thấp và khi không cung cấp oxy kịp thời thì tôm sẽ có nguy cơ chết. Do đó bà con cần lắp đặt đầy đủ dàn quạt phù hợp với diện tích ao nuôi và cần lưu ý lắp đặt ở vị trí phù hợp để có thể cung cấp đến khắp ao.
– Bước 4: Dùng men vi sinh Aqua – VFT Group để phân hủy tảo tàn
Sử dụng men vi sinh Aqua có chứa mật độ vi sinh gốc cao. Có khả năng cắt tảo độc trong ao (tảo giáp, tảo đỏ, tảo lam, tảo mắt), giúp làm sạch đáy ao và phân hủy xác tảo tàn, bên cạnh đó còn giúp giảm hình thành khí độc NH3, NO2, H2S trong ao nuôi.
Cách sử dụng: 1 hũ Aqua 500g có thể xử lý tảo trong ao 5000m3 nước, bà con hòa với 20 lít nước rồi tạt trực tiếp vào quạt nước để phân bổ đều khắp ao. Sử dụng vi sinh Aqua định kỳ trong suốt quá trình nuôi có thể hạn chế việc tảo độc bùng phát trở lại.
– Bước 4: Giảm cho ăn, bổ sung thêm men vi sinh đường ruột Mipe – VFT Group
Cắt giảm 60% lượng thức ăn. Đồng thời kết hợp men vi sinh đường ruột Mipe để giúp tôm ổn định hệ tiêu hóa, phòng ngừa các tác nhân gây ra bệnh đường ruột như bệnh phân trắng, ruột đứt khúc và bệnh rỗng đường ruột.
Phòng ngừa luôn là yếu tố hàng đầu trong suốt vụ nuôi, vậy có những cách nào để đề phòng sụp tảo trong ao? Bà con nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa như sau:
– Quản lý kỹ càng liều lượng thức ăn sao cho lượng thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm. Điều này sẽ hạn chế được tình trạng dư thừa thức ăn làm ô nhiễm môi trường.
– Xi phông đáy ao định kỳ để giảm bớt chất hữu cơ tích tụ ở đáy ao.
– Quản lý tốt môi trường nước ao nuôi thật tốt, xử lý nguồn nước định kỳ bằng các sản phẩm vi sinh như Bio Active – VFT Group. Trong 1 chai Bio Active sở hữu các công dụng nổi bật như là phân hủy chất hữu cơ dư thừa, gây màu trả sau nửa ngày, ức chế vi khuẩn gây bệnh, cắt tảo độc, giảm khí độc, khử nhớt, sạch bạt,… Bà con chỉ cần hòa với nước rồi tạt trực tiếp xuống ao sẽ giúp xử lý tận 10.000m3 nước.
Hy vọng, với những thông tin trong bài viết này bà con có thể ứng phó kịp thời khi xảy ra hiện tượng ao tôm bị sụp tảo. VFT Group khuyến khích bà con nên sử dụng sản phẩm vi sinh để cắt tảo độc và phân hủy xác tảo một cách an toàn, không ảnh hưởng đến tôm. Hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất dễ dẫn đến sụp tảo, bao gồm cả tảo có lợi và có hại.
—–> Tham khảo thêm bài viết cách cắt tảo đỏ trong ao tôm
Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam
– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vftgroup.thuysan
– Facebook: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup