Thực Hư Ao Tôm Bị Bọt Nhiều Có Hại Ra Sao?

21 THG12
544 lượt xem

Hiện tượng bọt xuất hiện trong ao nuôi tôm là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, nếu bà con gặp tình trạng bọt nổi trắng mặt ao mà hơn chục phút mà vẫn chưa tan thì đây là báo hiệu ao nuôi đang gặp vấn đề. Lớp bọt này ảnh hưởng trực tiếp đến sự hô hấp và sinh trưởng của tôm xuyên suốt vụ nuôi. Vậy bà còn hãy cùng VFT tìm hiểu thực hư ao tôm bị bọt nhiều là do đâu? Có hại ra sao? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

các loại bọt thường gặp trong ao tôm
Ảnh minh họa ao nuôi tôm nhiều bọt xuất hiện dày đặc và lâu tan thì bà con cần lưu ý xử lý sớm.

Phân biệt các loại bọt trong ao tôm

Bọt nước trong ao nuôi được phân ra làm 3 loại chính nhận diện đơn giản như sau:

  • Bọt mau tan
Ảnh minh họa bọt trắng mau tan
Ảnh minh họa bọt trắng mau tan

Loại bọt này thường rất mau tan và có màu trắng di chuyển khắp ao, các dãy bọt không kéo dài và di chuyển vòng vòng khắp ao. Được sinh ra do máy sục khí hoặc quạt nước tao ra khi hòa tan oxy vào trong nước.

  • Bọt hình thành do hoạt động sử dụng hóa chất, không gây ảnh hưởng cho tôm
Ảnh minh họa do hóa chất gây nên, đây là loại bọt vô hại
Ảnh minh họa do hóa chất gây nên, đây là loại bọt vô hại

Hóa chất được sử dụng trong ao tôm luôn gây ra bọt, loại bọt này xảy ra do phản ứng hóa học sinh ra khí tạo nên bong bóng tan nhanh hay tan chậm tùy thuộc vào từng loại hóa chất và liều lượng bà con sử dụng. Tuy nhiên bọt sẽ tan hết sau khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ, không gây ảnh hưởng đến ao nuôi.

Một số hoá chất thường gặp như:

  • Enzyme Protease: Enzyme này thường được sử dụng để phân giải các tàn dư hữu cơ trong ao nuôi mà không tạo ra lượng lớn bọt độc hại cho tôm.
  • Yucca Extract: Chiết xuất từ cây Yucca, thành phần chính là saponin, một loại hợp chất có khả năng tạo ra bọt khi hòa trong nước. Saponin dùng để diệt cá tạp và cũng có khả năng giảm độ nhớt của nước, tạo ra các bong bóng nhỏ..
  • Tannin từ cây Rau má (Centella asiatica): Hoạt chất không tạo nhiều bọt ao nuôi tôm. Tannin từ cây Rau má giúp giảm stress cho tôm, kháng khuẩn và chống ô nhiễm ao nuôi.

 

  • Bọt có màu
Ảnh minh họa xác tảo tàn trong ao nuôi tôm
Ảnh minh họa đây là lớp bọt lâu tan được sinh ra hiện tượng tảo tàn

Đây là loại bọt gây hại cho ao nuôi tôm, bọt này thường rất lâu tan và thường có màu nâu, đen hoặc xanh từ nhạt đến sẫm, là một tập hợp các chất hữu cơ lơ lửng do sụp tảo đột ngột, xác tảo tàn, thức ăn dư thừa, phân tôm tích tụ nhiều. Sự tồn tại của bọt này là chỉ thị chất lượng nước nuôi đang gặp vấn đề và cần xử lý gấp. Sau đây nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bọt lâu tan.

Nguyên nhân của hiện tượng ao nuôi tôm nhiều bọt

Tảo tàn

Khi tảo tàn sẽ tạo thành từng lớp bọt nhiều quanh bờ ao
Ảnh minh họa: Khi tảo tàn sẽ tạo thành từng lớp bọt nhiều quanh bờ ao

Khi ao nuôi tích tụ nhiều chất cặn bã hữu cơ, tảo chết gây sụp tảo, mất cân bằng dinh dưỡng Nitơ Photpho, nhóm tảo độc như tảo lam, tảo mắt, tảo đỏ, tảo giáp phát triển mạnh, hiện tượng tảo nở hoa sinh ra nhiều chất độc làm tăng độ nhớt của nước ao, tạo váng bọt khó tan.

—–> Tham khảo thêm bài viết Cách Xử Lý Tảo Tàn

Nồng độ khí độc trong ao tôm cao

Sự quản lý môi trường nuôi chưa tốt, bùn bã hữu cơ từ đáy ao sản sinh các khí độc như: NH3, NO2, H2S, các khí sản sinh sẽ kết hợp với lượng oxy hòa tan trong nước để chuyển hóa thành dạng ít độc hơn và sẽ nhanh chóng phóng thích khỏi môi trường tạo váng bọt trong ao.

Trong ao có quá nhiều chất rắn lơ lửng

Một số nguyên nhân khiến ao nuôi chứa nhiều chất rắn lơ lửng là dùng vôi kém chất lượng để tăng độ kiềm cho nước ao, đất ven bờ bị cuốn trôi vào ao sau mưa, lượng thức ăn thừa nhiều, nuôi thả mật độ quá cao sẽ làm tăng độ đục và độ nhớt của nước dẫn đến xuất hiện váng bọt trong ao nuôi.

Sự tăng trưởng của vi sinh vật dạng sợi

Khi nước ao thiếu Nitơ và Photpho sẽ thúc đẩy sự phát triển của vi sinh vật dạng sợi như: Microthrix parvicella, Nocardioforms,… Khi chết đi nhóm vi sinh vật dạng sợi này phóng thích các chất bề mặt sinh học làm nước tăng độ nhớt, quá trình tạo váng bọt càng gia tăng dẫn tới ao nuôi tôm nhiều bọt.

Các cách xử lý bọt trong ao tôm

Sử dụng vợt vớt

Khi ao nuôi tôm nhiều bọt, ta có thể sử dụng vợt vớt bọt khỏi mặt nước hàng ngày là cách dân gian mà bà con thường dùng.

Ngoài ra, các biện pháp khác như tăng cường chạy quạt, đánh hóa chất làm tan bọt để giảm bớt độ nhớt nước cũng được áp dụng nhưng đều không phải là biện pháp dài lâu vì các chất hữu cơ không mong muốn ở đáy ao vẫn không được xử lý triệt để.

Thay nước

Khi tình hình váng bọt quá nặng, ta phải tiến hành thay nước hoặc xi phông đáy ao
Khi tình hình ao nuôi tôm nhiều bọt dày đặc, bà con nên tiến hành thay nước hoặc xi phông đáy ao.

Để hạn chế tình trang ao tôm bị bọt nhiều, biện pháp căn bản nhất là thay nước kết hợp xi phông đáy cho đến khi hết bọt. Vì thay nước làm pha loãng hàm lượng các chất hữu cơ hòa tan trong ao. Không nên áp dụng biện pháp này khi khu vực nuôi không dự trữ được dồi dào nguồn nước sạch.

Sử dụng vi sinh xử lý nước Aqua

Sử dụng vi sinh vệ sinh môi trường nước là cách hữu hiệu và tiên tiến nhất hiện nay
Bà con sử dụng vi sinh xử lý đáy ao khi phát hiện ao tôm bị bọt nhiều sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt chỉ sau 1 ngày.

Vi sinh Aqua hạn chế vi khuẩn gây bệnh, phân hủy nhanh bùn bã hữu cơ và giúp nhanh chóng giải quyết bọt có hại trong ao, khống chế hoàn toàn nhớt bạt đáy, dạt bờ đối với trường hợp nuôi công nghệ cao. Dùng vi sinh xử lý đáy ao Aqua định kỳ kết hợp với quản lý ao nuôi chặt chẽ giúp tôm có môi trường sống sạch, trong suốt vụ nuôi không tốn công chà bạt và không còn xuất hiện váng bọt bất lợi.

Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam

– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan

– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vftgroup.thuysan

– Facebook: