Bà con nuôi tôm đã quen thuộc với sự hình thành và phát triển của tảo trong ao nuôi. Tảo đóng vai trò quan trọng và là nguồn thức ăn tự nhiên mà tôm ưa thích. Tuy nhiên, việc tảo phát triển quá mức sẽ gây nên những vấn đề bất cập. Tảo sợi trong ao nuôi tôm là một trong các loại tảo sẽ gây ra nhiều rủi ro không mong muốn khi chúng bùng phát mạnh.
Trong bài viết này, VFT Group muốn chia sẻ đến bà con về tảo sợi, cách diệt tảo sợi hiệu quả nhằm giúp ao nuôi đạt chất lượng. Mời bà con cùng tham khảo bài viết!
Tảo sợi là một loại tảo thực vật đơn bào có cấu trúc sợi, thuộc vào nhóm tảo xanh. Tảo sợi có khả năng tự phát triển tạo ra những tia sợi dài, mảnh và tạo thành những bụi tảo hoặc lớp màng màu xanh dày đặc trên bề mặt nước. Chúng sinh sôi và phát triển do tồn động lượng thức ăn dư thừa. Nhờ vào nguồn dinh dưỡng này, tảo sợi sẽ hấp thụ và phát triển theo thời gian. Từ đó để lại nhiều tác hại cho ao nuôi và gây ảnh hưởng đến sức khỏe tôm.
Tảo sợi thường sống trong môi trường nước ngọt. Chúng có khả năng chịu được điều kiện sống khắc nghiệt và tăng trưởng nhanh chóng trong các điều kiện thuận lợi. Đặc biệt, thời điểm thích hợp để chúng phát triển thường rơi vào mùa đông và đầu mùa xuân. Tảo sợi cũng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái nước ngọt, cung cấp nguồn thức ăn cho các loài sinh vật khác và thực hiện quá trình quang hợp để tạo ra oxy.
Tuy nhiên, khi tảo sợi phát triển quá mức, nó có thể gây ra hiện tượng “tảo nở hoa” làm ô nhiễm nước và gây khó khăn cho sinh vật khác sống trong môi trường nước. Ngoài ra, khi chúng phát triển với số lượng ngày càng nhiều, nguồn oxy cung cấp cho tôm sẽ bị thiếu hụt gây nên hiện tượng nổi đầu ở tôm. Khi tảo chết còn sản sinh ra khí độc NH3 gây hại đến tôm, còn phần xác tảo sẽ chìm xuống đáy ao hình thành nên bùn đáy.
Trong hệ sinh thái ao nuôi tôm, vai trò của tảo sợi là không thể phủ nhận trong việc cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm và một số loài sinh vật khác. Đồng thời khi chúng phát triển ở mức vừa phải sẽ hỗ trợ ổn định nguồn nước ao nuôi. Điều quan trọng là kiểm soát tốt sự phát triển của chúng, bà con có thể kiểm soát lượng thức ăn hợp lý và thường xuyên vệ sinh ao nuôi.
Nếu tảo sợi vẫn phát triển qua mức sẽ gây hại trong ao nuôi tôm theo các cách sau:
Để ngăn chặn sự phát triển quá mức của tảo sợi trong ao nuôi, cần thực hiện các biện pháp quản lý chất lượng nước, bao gồm kiểm soát lượng thức ăn mỗi ngày, tăng cường quá trình lọc và thay nước, đảm bảo thông thoáng cho hệ thống ao.
—–> Tham khảo thêm bài viết tảo đỏ trong ao nuôi tôm
Để hạn chế tình trạng tảo sợi trong ao nuôi tôm phát triển với số lượng vượt trội tác động tiêu cực đến vụ nuôi. VFT Group sẽ hướng dẫn bà con cách 3 cách diệt tảo sợi hiệu quả. Chẳng hạn như:
Biện pháp vật lý là biện pháp cơ bản và thường được dùng nhiều trong quá trình xử lý các loại tảo độc cũng như là tảo sợi. Đây cũng là bước đầu để hỗ trợ giảm đi lượng tảo trong ao, sau đó bà con mới dùng biện pháp hóa học hoặc sinh học để xử lý triệt để. Vậy những biện pháp vật lý nào thường được áp dụng nhiều?
Vớt tảo: Đây là cách đơn giản nhất mà bà con vẫn thường hay áp dụng. Do tảo sợi thường tụ thành mảng lớn trên bề mặt ao nuôi nên bà con có thể dùng vợt hoặc lưới để vớt. Nhưng cách này chỉ mang tính tạm thời vì chỉ loại bỏ được 1 phần tảo sợi, còn lại phần tảo tích tụ ở dưới đáy ao cần áp dụng cách khác để diệt sạch.
Sục khí: Phospho là một trong 2 yếu tố chính để nuôi dưỡng tảo phát triển. Việc sục khí oxy vào đáy ao sẽ góp phần kích thích phospho hấp thụ vào trong trầm tích của ao nuôi. Nhờ vậy mà có thể ngăn cản lượng phospho gia tăng. Khi này, lượng phospho suy giảm và tảo sẽ mất đi nguồn thức ăn và chết dần theo thời gian. Tuy hữu dụng vậy nhưng phù hợp hơn khi áp dụng cho việc kiểm soát các loài tảo nổi.
Dùng lưới chắn: Sử dụng lưới chắn để ngăn chặn sự phát triển của tảo sợi. Lưới này được đặt ở mặt nước giúp cản trở tảo sợi lên bề mặt và hạn chế sự lan rộng của chúng. Lưới chắn có thể là lưới nhỏ hoặc tấm màng có lỗ nhỏ để ngăn chặn tảo sợi vượt qua.
Kỹ thuật tạo sóng: Sử dụng kỹ thuật tạo sóng nhẹ để làm đảo lộn và phá vỡ tảo sợi. Sóng có thể được tạo ra bằng cách sử dụng máy tạo sóng hoặc bằng cách điều chỉnh vị trí và hướng của các đầu phun nước trong ao. Giúp đánh tan và phá vỡ tảo sợi từ đó ngăn chặn sự phát triển của chúng.
Ngoài ra, cần chú ý đến quản lý chất lượng nước, bao gồm kiểm soát lượng chất dinh dưỡng, thay nước định kỳ và đảm bảo thông thoáng cho hệ thống ao. Điều này giúp giảm nguồn cung cấp dinh dưỡng cho tảo sợi và hạn chế sự phát triển của chúng.
—–> Tham khảo thêm bài viết cách xử lý tảo tàn
Có một số biện pháp hóa học có thể được sử dụng để kiểm soát và diệt tảo sợi trong ao nuôi tôm. Tuy nhiên, cần lưu ý việc sử dụng các chất hóa học được thực hiện một cách cân nhắc và tuân thủ theo quy định, hướng dẫn. Dưới đây là một số ví dụ về các biện pháp hóa học:
1.Chất oxy hóa: Các chất oxy hóa như Oxy già (H2O2) và Thuốc tím (KMnO4) có thể được sử dụng cho đầu vụ nuôi và cuối vụ nuôi để kiểm soát tảo sợi trong ao nuôi. Chúng có khả năng oxy hóa các chất hữu cơ và giết chết tảo sợi. Tuy nhiên, nên tuân thủ liều lượng và thời gian sử dụng chính xác để tránh sốc tôm và môi trường nước.
– Oxy già (H2O2): Liều lượng sử dụng khoảng 10 – 20 lít/ 1.000m3 nước và thời điểm thích hợp để dùng là lúc trời nắng. Bà con hòa tan oxy già với nước sau đó tạt thẳng xuống ao để tiến hành diệt tảo. Tuy nhiên, cần phải đặc biệt cẩn thận khi dùng oxy già và cần phải trang bị đầy đủ đồ bảo hộ, khẩu trang và bao tay… Chỉ nên dùng khi độ kiềm và độ pH trong ao < 8,3.
– Thuốc tím (KMnO4): Liều lượng sử dụng là 3kg/1.000m3 và sử dụng để đạt hiệu quả cao khi trời mát, sau 48 giờ sử dụng nên cấy men vi sinh lại. Hạn chế dùng thuốc tím khi đang trong quá trình nuôi tôm vì khi kết hợp với nước sẽ tạo ra MnO2 gây độc cho tôm.
2. Chất khử trùng: Các chất khử trùng như Chlorine (Cl2) và BKC có thể được sử dụng để tiêu diệt tảo sợi trong ao nuôi. Chúng có khả năng tiêu diệt các tảo và vi khuẩn gây hại. Tuy nhiên, cần chú ý đến liều lượng và thời gian sử dụng để tránh tác động đến tôm và môi trường.
– Cl2: Sử dụng Chlorine với liều lượng 20 – 30kg/ 1.000m3 và dùng khi trời mát. Nên dùng để xử lý nguồn nước cấp trong ao lắng và ao nuôi chưa có tôm cá. Bà con nên cân nhắc liều lượng vì khi sử dụng quá nhiều sẽ tồn dư lượng khí Clo gây ngộ độc cho tôm và sau khi sử dụng phải phơi ao từ 3-5 ngày cho Chlorine bay hơi hết trước khi sử dụng các sản phẩm vi sinh.
– BKC: Sở hữu chức năng kìm hãm sự phát triển của tảo trong ao. Thông thường với 1 chai/ Lít sẽ giúp xử lý 2.000m3 nước, tạt vào buổi chiều lúc 2 giờ – 3 giờ và sau đó chạy quạt liên tục. Nhưng nếu dùng quá liều lượng cho phép sẽ rất dễ bị sốc tôm.
3. Dùng đồng sulfat: Đồng sulfat cũng được bà con dùng nhiều trong việc cắt tảo sợi trong ao nuôi tôm. Đồng (Cu²⁺) trong đồng sulfat làm giảm khả năng quang hợp của tảo, làm gián đoạn sản xuất năng lượng và hạn chế sự phát triển của chúng. Sau đó, phá hủy màng tế bào của tảo, gây ra sự rối loạn chức năng tế bào và cuối cùng là cái chết của tảo. Liều lượng thông thường của đồng sulfat thường nằm trong khoảng từ 0.5 đến 1.0 ppm. Đồng sulfate nên được hòa tan trong nước sạch trước khi thêm vào ao để đảm bảo phân bổ đồng đều khắp ao, việc này giúp tránh gây sốc cho tôm và các sinh vật có lợi trong nước. Nên áp dụng đồng sulfat vào buổi sáng khi mức độ oxy hòa tan trong nước cao nhất, giúp giảm nguy cơ thiếu oxy cho tôm sau khi diệt tảo.
Có một số biện pháp sinh học có thể được sử dụng để kiểm soát và diệt tảo sợi trong ao nuôi. Một số biện pháp bà con có thể áp dụng như:
Vi sinh gây màu nước Bio active: Sạch nước ao nuôi, gây màu trà chỉ trong nửa ngày, giảm hàm lượng khí độc NO2, NH3, H2S, xử lý lợn cợn và Cắt tảo cấp tốc.
* Hướng dẫn sử dụng vi sinh Bio Active:
– Sản phẩm Bio Active không cần trải qua quá trình ngâm ủ, bà con chỉ cần hòa dung dịch với nước và tạt trực tiếp xuống ao. Bio Active có dung tích 1 Lít sẽ giúp xử lý được 10.000m3 nước.
– Khử nhớt sạch bạt và gây màu trà thì đánh vào buổi sáng khi trời có nắng từ khoảng thời gian 8 giờ đến 10 giờ.
– Cắt tảo và giảm khí độc sẽ đánh vào ban đêm từ khoảng thời gian 21 giờ đến 22 giờ.
* Lưu ý khi sử dụng vi sinh Bio Active:
– Sản phẩm phát huy hiệu quả khi bà con dùng định kỳ trong suốt vụ nuôi.
– Dùng được cho mọi loại ao nuôi như ao đất, ao đất lót bạt, ao xi măng, ao composite, ao khung thép lót bạt.
– Đây là dòng sản phẩm sinh học với 100% vi sinh vật gốc nên không gây hại cho tôm, môi trường tự nhiên và con người.
Vi sinh xử lý đáy ao Aqua: Sạch bạt, khử nhớt, làm sạch đáy ao sau một liệu trình, ngăn chặn độc tố từ tảo độc, tảo tàn và giảm mùi hôi bùn đáy, tạo nguồn sinh vật nền đáy cho ao.
* Hướng dẫn sử dụng vi sinh Aqua:
– Sản phẩm Aqua có dạng bột với dung tích 1 hũ 500g sẽ giúp xử lý được 10.000m3 nước. Bà con chỉ cần hòa với nước rồi tạt trực tiếp xuống ao, sau đó chạy quạt để tăng cường hiệu quả mà không cần trải qua giai đoạn ngâm ủ. Thời gian sử dụng Aqua sẽ là 5 ngày/ lần sẽ giúp phân hủy bùn bã hữu cơ, thức ăn thừa và ngăn chặn tảo độc phát triển.
– Cắt tảo sẽ đánh vào ban đêm từ 21 giờ đến 23 giờ và kết hợp chạy quạt để đạt hiệu quả cao nhất.
– Xử lý lợn cợn, khí độc, bùn bã hữu cơ sẽ đánh vào buổi sáng từ 8 giờ đến 10 giờ sau đó chạy quạt.
* Lưu ý khi sử dụng vi sinh Aqua:
– Không để dung dịch đã hòa tan quá 2 tiếng vì sẽ ảnh hưởng đến mức độ hiệu quả.
– Dùng được cho mọi loại ao như ao đất, ao đất lót bạt, ao xi măng, ao khung thép lót bạt, ao composite…
Quan trọng nhất, việc sử dụng các biện pháp sinh học cần được thực hiện đúng cách về thời gian và liều lượng theo hướng dẫn sử dụng. Hiệu quả của các biện pháp này có thể khác nhau tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của ao nuôi và loại tảo sợi đang gặp phải.
Mỗi biện pháp đều có những lợi ích và hạn chế riêng biệt. VFT Group hy vọng qua bài viết tổng hợp trên, bà con sẽ có được cái nhìn chính xác về tảo nói chung và tảo sợi trong ao nuôi tôm nói riêng để có biện pháp cân bằng ao nuôi phù hợp nhất. Hiện nay, sản phẩm Bio Active và Aqua đang có ưu đãi tặng kèm sản phẩm không giới hạn thời gian. Bà coi vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 0916 859 166 để đặt mua hàng và miễn phí vận chuyển. Chúc bà con có được vụ nuôi thành công và trúng mùa!
Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam
– Fanpage: https://www.facebook.com/vftgroup
– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vftgroup.thuysan